3 thg 3, 2013

Kỳ thú đầm Thị Tường

Từ thị xã Cà Mau đi theo con đường quốc lộ 1A về huyện Năm Căn độ 20km là đến Cống Đá. Ngay đó có bảng chỉ đường phía tay trái rẽ vào khu căn cứ Xẻo Đước. Xe chạy mười mấy cây số nữa là đến khu căn cứ, cũng là nơi tiếp cận với đầm Thị Tường (đầm Bà Tường), khu đầm tự nhiên lớn nhất, đẹp nhất của ĐBSCL.

Đầm Thị Tường đẹp như một bức tranh

Nằm vắt ngang hai huyện Cái Nước và Trần Văn Thời do phù sa bồi lắng của sông Mỹ Bình, sông Ông Đốc và nhiều kinh rạch khác, trước đây muốn đến đầm ta phải qua những con đường sông ngoằn ngoèo nhưng từ khi con lộ về Năm Căn được mở, đi đường xe đến đầm đã thuận tiện hơn bởi chỉ khoảng 40km.

Phượt lên rừng biên giới

Từ Sài Gòn, chỉ tốn khoảng 500.000đ, bạn có thể trải nghiệm một chuyến “phượt” lên rừng quốc gia Lò Gò - Xa Mát (biên giới Việt Nam - Campuchia) để trải nghiệm một ngày và một đêm với đúng chất “bụi”. 

Khởi hành tại trung tâm Sài Gòn lúc 6g chiều, đúng 9g tối, đoàn chúng tôi đã bắt đầu được hít thở không khí mát lạnh ở rừng già Lò Gò - Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh). Các nhân viên bảo vệ rừng ở trạm Lò Gò đón khách bằng một con heo vừa xả thịt. Chú heo nặng 20kg, được tẩm ướp đậm đà và nướng đến ba tiếng đồng hồ, tỏa hương thơm phức khiến bụng khách đường xa “nhảy múa”. Dăm chén rượu sắn Campuchia nhắm với thịt heo nuôi ở... rừng, khiến du khách ngà ngà. Lửa nổi lên, đoàn vây quanh nghe các anh kiểm lâm kể chuyện bảo vệ rừng. Bên ánh lửa, đàn guitar bập bùng, cả đoàn vừa hát, vừa nói chuyện suốt đêm. 



Bên ánh lửa, đàn guitar bập bùng... (ảnh: Trần Triều) 

Vẻ đẹp Vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn Quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam. 


Vườn Quốc gia Cát Tiên cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 150 km về phía bắc, tổng diện tích là 71.920 ha. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới, có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... 

Thăm thành Cổ Loa

Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo và hoàn hảo của người Việt cổ. Ngày nay, di tích Cổ Loa còn hấp dẫn du khách bởi câu chuyện tình yêu Mỵ Châu - Trọng Thủy. 

Khu di tích Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 18 km về phía bắc. Nơi đây từng là kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ thứ III trước Công nguyên) và của nhà nước Vạn Xuân, thời Ngô Quyền (thế kỷ X sau Công nguyên). 

Cổng vào khu di tích Cổ Loa 

Mênh mang hồ Lak

Trước khi đổ vào dòng Krông Nô hùng vĩ, các nguồn nước từ dãy núi Cư Yang Sin trùng điệp dồn lại tạo thành hồ Lak, viên ngọc xanh tuyệt đẹp của Tây Nguyên. Hồ nước hiếm hoi rộng gần 800 ha này thực sự là báu vật vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho cao nguyên Đắc Lắc khô khát đầy nắng gió. 

Lớn hơn cả Biển Hồ (Gia Lai), hồ Lak là hồ tự nhiên không chỉ lớn nhất Tây Nguyên mà còn lớn nhất Việt Nam. Người dân nơi đây truyền nhau huyền thọai về hồ Lak sâu không đáy, thông qua tận Biển Hồ. Ngòai ra, hồ Lak còn thông với con sông Krông Ana hiền hòa. Mặt hồ luôn xanh thắm bởi những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn bao quanh. Giữa hồ nổi lên những hòn đảo nhỏ là nơi trú chân của các đàn chim. Khu rừng nguyên sinh quanh hồ Lak rộng hơn 12.000 ha. 


Các nhà khoa học đã phát hiện tại đây 548 loài thực vật thuộc 118 họ, hệ động vật có 132 loài chim, 61 loài thú, 43 loài lưỡng cư-bò sát...Nhờ những dãy núi cao bao bọc xung quanh nên mặt nước hồ luôn phẳng lặng.

2 thg 3, 2013

Khô heo

Đối với nhiều người, cái tên khô heo nghe thấy lạ tai. Vì trước nay, người ta chỉ nghe đến khô cá, khô bò, khô nai... thậm chí là khô chuột chứ chưa bao giờ nghe nói đến hai tiếng khô heo. 

Khô heo. Ảnh: Trần Kiều Quang 

Thật ra, khô heo là một sáng tạo độc đáo của cộng đồng người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long. Khô heo không chỉ là nguồn thực phẩm dùng để dự trữ mà còn là một dạng thực phẩm để dùng làm phong phú thêm bữa ăn trong ngày tết. Cũng như lạp xưởng, người ta có thể ăn khô heo ở tất cả các ngày trong năm, vì ở chợ hiện nay đều có bán loại thực phẩm này. Nhưng thông thường, món này được tung ra bán nhiều vào dịp tết. Chính điều này làm cho hương vị ngày xuân thêm phong phú hơn. 

Tới bãi Ôm tắm biển, ngắm san hô

Một góc bãi Ôm. Ảnh: Hồng Văn

Ra khỏi trung tâm thị xã Sông Cầu, chúng tôi theo quốc lộ 1A uốn lượn vòng vèo giữa một bên là núi và một bên là biển xanh sóng vỗ nhè nhẹ. Chừng 3km thì tới ngã ba Vũng La, xe quẹo phải rồi men theo triền núi, doi cát chừng 10-12km nữa về phía đông, vượt qua nhiều con dốc cao của dãy núi đâm ra biển mới tới bãi Ôm. 

Cái tên gây tò mò

Xe phải dừng lại cách bãi Ôm chừng 300 mét để chúng tôi xuống đi bộ. Trước đó, khi hỏi thăm đường vào bãi Ôm, tôi hỏi bà lão ở trong xóm: “Sao dân mình gọi là bãi Ôm hả bác?”. “Chắc do bãi biển vắng nên có khi trai gái ra đây ôm nhau nên dân quen gọi thành bãi Ôm”, bà trả lời theo cách nghĩ đơn giản của một người dân miền biển.
Mà sao lạ, chỉ cần vượt qua rặng núi đồi, tới ngã ba đường đất đỏ, nơi đặt tấm bảng “Rừng trồng chương trình 661” (tôi hiểu là rừng trồng thuộc chương trình 5 triệu héc ta rừng của Chính phủ), thì quẹo phải là vào bãi Tiên, đi thẳng là tới bãi Ôm, xe chở chúng tôi đi lạc vào gần tới bãi Tiên phải vòng trở ra. 

Chinh phục Fansipan

Bồng bềnh ẩn hiện trong mây, Sa Pa như một nàng tiên tuyệt sắc đang khoác áo lụa tơ trời, hút hồn du khách đến ngẩn ngơ. 

Sa Pa ở miền Tây Bắc, thuộc tỉnh Lào Cai. Với độ cao trung bình 1.500 - 1.800m, khí hậu Sa Pa mang tính ôn đới, bốn mùa mát mẻ với nhiệt độ trung bình 15-18°C. 


Đoàn chúng tôi tự lên tour khởi hành từ Hà Nội đến Lào Cai bằng xe lửa, rồi từ Lào Cai chúng tôi đón ô tô lên Sa Pa, dừng chân ở chợ trâu Bắc Hà (ảnh). Tại đây, người dân thường mang trâu lên bán, cứ mỗi tuần một lần vào Chủ nhật. Trâu tốt nhất, khỏe nhất ở độ năm - sáu tuổi với giá khoảng 35 - 40 triệu đồng/con.

“Hình xưa bóng cũ” ở Tuy Hòa

Đi qua nhiều lần, nhưng tôi chưa dừng chân ở Phú Yên lần nào. Hè năm nay, tôi có duyên ghé chơi Tuy Hòa (Phú Yên). Khác với những thị tứ du lịch ồn ào, người lạ đến rồi đi vội vã, Tuy Hòa tạo cảm giác thân quen, yên bình.

Tuy Hòa 2012 – Cầu mới Hùng Vương, cầu thứ ba qua sông Đà Rằng 

Ra khỏi TP. Tuy Hòa về phía Nam, rồi rẽ vào huyện Phú Hòa, theo con đường đất đỏ xưa, nay đã được phủ bê tông, uốn lượn giữa cánh đồng Hòa Trị xanh màu lúa non trù phú, tôi tìm đến ngôi đền thờ “Thần” Lương Văn Chánh. Ông được coi là người đầu tiên đưa 4.000 lưu dân đàng ngoài vào khai phá đất mới, lập phủ Phú Yên, mở cõi về phía Nam từ bốn thế kỷ trước. Trong đền hiện còn giữ đầy đủ bản chính nhiều sắc phong của vua, chúa nhà Nguyễn, phong các tước hiệu cao vọng cho ông. Từ 1996, đền Lương Văn Chánh được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Những ngôi làng ở lưng chừng trời

Một lần về huyện miền núi Tây Giang - nơi được xem là heo hút nhất của tỉnh Quảng Nam - thấy cảnh đẹp ngỡ ngàng. Người ta ví nơi đây như một Đà Lạt của miền Trung. 

Bản làng miền biên giới Tây Giang trong mây mù sương sớm - Ảnh: Thanh Nguyên

Sáng Tây Giang, mây mù đè đỉnh núi, với tay là có thể chạm tới. Chúng tôi xuất phát từ thị trấn Tây Giang bắt đầu chuyến hành trình ngược miền biên giới khi trời đông bắt đầu hửng nắng và mây còn vấn vương đỉnh núi. Điểm tô giữa núi rừng là những ngôi làng nấp mình trong sương sớm và những đồng ruộng bậc thang xanh mướt, hút hồn du khách.