9 thg 8, 2012

Viếng mộ bác sĩ Yersin

Nằm dọc quốc lộ 1A hướng từ TPHCM ra, khoảng 20km trước khi đến thành phố Nha Trang, địa danh Suối Dầu được gọi cho một vùng khá rộng thuộc địa phận xã Suối Cát (trước thuộc huyện Diên Khánh, nay là huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa). Ngoài Viện Pasteur và Bảo tàng Yersin tại Nha Trang, đây là nơi thứ hai còn lưu giữ một số di tích của bác sĩ Alexandre Yersin, một danh nhân thế giới đã gắn bó cuộc đời và sự nghiệp ở Việt Nam, sau khi ngôi nhà của ông ở Xóm Cồn đã bị xóa sạch dấu vết và trạm quan trắc, thực nghiệm trên núi Hòn Bà trở thành khu du lịch.


Phần mộ bác sĩ Alexandre Yersin nằm trên một ngọn đồi nhỏ sâu trong khuôn viên trang trại Suối Dầu, một cơ sở trồng trọt, chăn nuôi phục vụ nghiên cứu, sản xuất của Viện Pasteur Nha Trang do bác sĩ Yersin tạo lập từ năm 1914 với sự hỗ trợ của các bác sĩ Emil Roux và Calmette. Ảnh: Bảng chỉ dẫn lối vào ngôi mộ của bác sĩ Yersin dựng sát quốc lộ 1A, theo con đường đất đi vào khoảng 1 cây số.


Chợ tình Khau Vai

Khau Vai thuộc địa bàn huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, nằm trong một thung lũng đẹp, xung quanh là những dãy núi cao chót vót, xa hơn một chút là đỉnh Mã Pí Lèng quanh năm mây phủ trắng. Khau Vai nổi tiếng với phiên chợ tình độc đáo (còn gọi là "chợ phong lưu", hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX), diễn ra mỗi năm một lần duy nhất từ chiều tối 26 đến chiều 27 tháng Ba âm lịch.

Từ một chuyện tình dang dở


Khau Vai, nơi có phiên chợ tình độc đáo hàng năm, nhìn từ trên núi cao. Ảnh: Phuot.vn. 

Về Châu Đốc viếng núi Sam


Cuối xuân, vào mùa lễ hội, về đồng bằng sông Cửu Long, du khách đến Châu Đốc (An Giang) sẽ là một chuyến đi với nhiều khám phá. Nếu như bạn là một người có tâm nguyện, cầu mong sự tốt lành cho người thân, thì có thể viếng miếu Bà Chùa Xứ, hoặc Tây An Cổ Tự hay Lăng Thoại Ngọc Hầu. Đó là những di tích với nhiều huyền thoại và truyền thuyết dân gian có từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam.


Đỉnh núi Sam

Một buổi sáng nắng ấm, trời quang, chúng tôi lên đỉnh núi Sam. Từ thị xã Châu Đốc, đi thêm 5km tới một ngã ba dưới chân núi, rẽ trái là đường đi lên đỉnh núi Sam. Con đường nầy có từ thời Pháp thuộc, nơi đây thuở xưa từng là một pháo đài trấn ải vùng “Châu Đốc tân cương” của quan binh nhà Nguyễn.


6 thg 8, 2012

Một ngày làm ngư dân Vàm Sát

Với kỳ nghỉ ngắn ngày hoặc giới hạn trong ngày cuối tuần, nhiều du khách ở TP.HCM chọn Cần Giờ để thư giãn, hít thở không khí trong lành và vui chơi cùng gia đình.

Cần Giờ - được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới - tuy chưa phải tuyến điểm hấp dẫn nhưng xem ra cũng là lựa chọn thú vị, đường đi thuận tiện, lại không quá xa.


Ngồi trên canô dạo một vòng trên cung đường rừng ngập mặn Cần Giờ cũng là trải nghiệm thú vị - Ảnh: Đạt Tiến

“Đặc sản” cổ ở Bạc Liêu


Tưởng rằng chỉ có công tử Bạc Liêu mới là “đặc sản” ở xứ phồn vinh, phóng khoáng một thời này, dè đâu còn nhiều món lạ khác mà nhiều người chưa biết.

“Vườn nhãn cổ” chạy dài suốt 11km (từ xã Hiệp Thành tới Vĩnh Trạch Đông) - Ảnh: D.T.H.

Từ TP Bạc Liêu theo đường Cao Văn Lầu về hướng biển chừng 6km có con đường nhựa bên trái, trên có tấm bảng để “Vườn nhãn cổ”. Theo hướng đó chừng 2km là gặp ngay vườn nhãn mé bên trái.


Thành cổ Quảng Trị

Ngôi thành cổ rộng 16 hecta nằm ở góc đông bắc thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX. Trước khi diễn ra trận đánh khốc liệt kéo dài 81 ngày đêm vào mùa hè năm 1972, thành vẫn nguyên vẹn rồi sau đó gần như bị san phẳng, vùi lấp hàng vạn thi hài chiến sĩ trận vong. Ngày nay, thành cổ được bảo tồn như một chứng tích chiến tranh, một nghĩa trang không có nấm mồ và là một điểm đến của du lịch tâm linh.


Năm 1827, vua Minh Mạng cho xây thành trì kiên cố với tường thành cao hơn 9 mét, dưới chân dày 12 mét, xây bằng gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi và mật mía. Thành có 4 cửa; cửa tiền hướng nam, cửa hậu hướng bắc và hai cửa hữu, cửa tả quay về hướng tây, hướng đông. Trong ảnh, cửa tiền (hướng ra đường Lý Thái Tổ) bị sập hoàn toàn trong chiến tranh, nay là cửa duy nhất được xây mới và trở thành lối ra vào chính của thành cổ Quảng Trị