17 thg 4, 2011

Chiều chiều mây phủ Đá Bia...

Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng..

Đó là câu ca dao mà đa số người dân Phú Yên (và có lẽ cả Bình Định) đều thuộc.

Núi Đá Bia là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh, thuộc dãy núi Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên (giáp ranh Phú Yên - Khánh Hòa). Trên đường từ Nha Trang ra hướng Bắc theo quốc lộ 1, khi đến biển Đại Lãnh bạn nhìn xa xa sẽ thấy ngọn núi. Điều đặc biệt là trên đỉnh núi có một tảng đá khổng lồ, cao 80 met, từ rất xa có thể nhìn thấy - do đó có tên gọi là Đá Bia.



Photobucket
Núi Đá Bia nhìn từ phía Nam

Tương truyền rằng xưa kia đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành. Năm 1471, sau chiến thắng Đồ Bàn, vua Lê Thánh Tôn tiến quân đến đây và cho khắc lên đá, phân biệt lãnh thổ Việt - Chiêm. Từ đó núi có tên là Thạch Bi Sơn (núi Đá Bia).


Đạo Ông Trần


Các bạn có bao giờ nghe nói đến đạo ông Trần chưa?

Có lẽ đây là một tôn giáo độc đáo nhất Việt Nam. Người khởi phát ra đạo này là ông Trần. Ông tên thật là Lê văn Mưu (tức là không phải họ Trần), và ông là một tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (vốn xuất phát từ Ba Chúc, An Giang), và quần thể kiến trúc nơi thờ cúng của Đạo lại ở... Bà Rịa - Vũng Tàu!

Tại sao gọi là đạo ông Trần? Vì sinh thời, ông Lê văn Mưu thường cởi trần, tóc búi tó, đi chân đất lao động suốt ngày nên người dân thường gọi là ông Trần (cởi trần), sau này khi thành đạo, gọi luôn là đạo ông Trần!

Ông Lê văn Mưu từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do quản cơ Trần văn Thành làm thủ lĩnh. Sau khi khởi nghĩa thất bại, ông đưa gia quyến về lánh nạn tại núi Nứa, lập ấp Bà Trao, nay là xã Long Sơn.


15 thg 4, 2011

Làng cá bè Tân Mai




Ở Đồng Nai có 2 làng cá bè nổi tiếng: làng cá bè Tân Mai và làng cá bè La Ngà. Nếu làng cá bè La Ngà ở trên sông La Ngà tận huyện Định Quán thì làng cá bè Tân Mai ở ngay thành phố Biên Hòa.

Theo thống kê, có khoảng 600 bè cá của hàng trăm hộ dân dọc theo sông Đồng Nai thuộc 3 phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất (chứ không phải chỉ 1 phường Tân Mai!).

Tết vừa rồi, dịp 23 tháng Chạp, làng cá bè Tân Mai đã bán được 60 tấn cá, chù yếu là... cá chép (đố biết để làm gì?), tương đương khoảng 2 tỷ đồng.

Những ngày Tết, dân làng bè còn bán được gấp 10 lần số đó.


11 thg 4, 2011

Vắng như chùa Bà Đanh

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh

Câu ca dao này còn có một dị bản là:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình

Cả 2 câu đều cùng một ý là hết duyên thì vắng kẻ đón đưa. Thế nhưng sao lại vắng như chùa Bà Đanh? Chùa Bà Đanh là cái chùa nào mà... đạt kỷ lục Guiness về vắng như thế?

Truy tìm, hóa ra có tới... 3 cái chùa Bà Đanh, đều ở phía Bắc:

Ngôi chùa Bà Đanh thứ nhất ở ngay bên cạnh hồ Tây, Hà Nội. Chùa còn có tên gọi là chùa Châu Lâm, tọa lạc tại số 199B phố Thụy Khê, Ba Đình. Tương truyền đây là nơi vua Lê Thánh Tông cho xây dựng để những tù binh Chiêm Thành có nơi tu tập. Chỗ này Hai Ẩu đã có dịp mò tới, nhưng mà nó... vắng teo!

Ngôi chùa Bà Đanh thứ hai ở làng Thu Quế, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Tương truyền được xây dựng từ thời Trần.


10 thg 4, 2011

Tịnh xá Ngọc Hải

Bạn muốn đi tắm biển nhưng ngại nơi náo nhiệt ồn ào?

T
ôi chỉ cho bạn một nơi lý tưởng nhé.

Trên đường đi đến Vũng Tàu thay vì đi thẳng bạn hãy ghé qua Long Hải, nơi đó có một tịnh xá nằm sát bên bãi biển. Tịnh xá này dành cho ni sư, cảnh quan tuyệt đẹp. Bạn hãy thưởng ngoạn cảnh quan, chiêm bái các kiến trúc thể hiện các điển tích Phật giáo, rồi thả mình vào dòng nước mát. Tịnh xá cũng có tổ chức cho thuê chỗ, giữ đồ như các bãi tắm, nhưng giá rất dễ chịu, và đều do các ni cô quản lý... bạn sẽ không phải bực mình vì bị chèo kéo, hét giá v.v...

Tắm xong bạn có thể dùng cơm chay trong tịnh xá. Vì là nhà chùa, nên bạn có thể ăn mà không mất tiền, nhưng tốt nhất là nếu đi đông người bạn có thể gửi tiền để các ni có thể mua thức ăn và nấu chuẩn bị cho bạn (chứ ăn chùa thì... cũng ngại!). Ăn xong, bạn có thể ngả lưng trên những tấm phản mát lạnh của tịnh xá.

Cách đó vài trăm met là M
 Cô, bạn có thể thả bộ tới tham quan.


31 thg 3, 2011

Vô nhà chú Hỏa uống cà phê, nhớ Sài Gòn trăm năm trước

Xưa kia, những người Hoa lưu vong từ phong trào phản Thanh phục Minh vượt sóng xuôi phương Nam, xin chúa Nguyễn vào miền Nam khẩn hoang tìm sinh khí mới. Những Trần Thượng Xuyên làm nên đất Biên Hòa, Dương Ngạn Địch mở đất Cần Thơ, Mạc Cửu dựng nên trấn Hà Tiên... Bên cạnh đó, hậu duệ của những người Minh hương này có những người là thương gia lẫy lừng  đã để lại dấu ấn rất đặc trưng cho Sài Gòn xưa.

Một trong số đó là
chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại  nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở.

“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn (kể sơ sơ vài gia sản của ông còn dùng đến bây giờ: Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… )., Ngôi nhà chính của Ông, Dinh thự 99 cửa, thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu.


21 thg 3, 2011

Quán cà phê cây đa chùa bảo tàng hội quán

Thật ra quán cà phê không có tên.

Ở chỗ giao nhau giữa đường Võ thị Sáu và Cách mạng tháng Tám, Biên Hòa có một ngôi chùa của người Hoa dựa lưng ra bờ sông. Ngày Giải phóng, Nhà nước "mượn" ngôi chùa này làm Nhà Bảo tàng. Nhà Bảo tàng "mượn" sân sau chùa làm nơi bán cà phê.

Ở sau chùa, ngay mép sông có một cây đa thật to, nên người ta gọi là cà phê cây đa.

Nơi đó là nơi tôi và các bạn thường ra uống cà phê. Yên tĩnh. Ngắm sông lặng lờ trôi. Ngắm mấy chú bé mình trần trùng trục đu rể đa toòng teng và nhảy ùm xuống sông. Ngắm mấy chú chuột thập thò nơi gốc đa.

Có vẻ như nơi đây là chỗ tụ tập của những người trẻ có, già có thuộc lớp "trí thức bất đắc chí". Thời đó mà, đầu những năm 1980, những người mới tốt nghiệp đại học như tôi chẳng biết phải làm gì. Ra đó ngồi miên man tâm sự với những bạn đồng lứa. Rồi lân la làm quen với các bậc đàn anh, cha chú đang trăn trở suy tư.

Và ra đó uống cà phê còn vì nó rẻ tiền... Không nhớ bao nhiêu tiền 1 ly cà phê đen, hình như 5 đồng hay 3 đồng gì đó!



Photobucket
Từ "cà phê cây đa" nhìn ra sông Đồng Nai



18 thg 3, 2011

Chùa Phật bốn tay

Bạn đã từng đi ăn lẩu tôm Năm Ri ở Biên Hòa chưa?

Không phải tôi quảng cáo cho lẩu tôm Năm Ri đâu, nhưng vì đây là địa điểm khá nổi tiếng và quen thuộc đối với dân Biên Hòa và cả Sài Gòn nên tôi muốn dùng nó để định vị cho bạn tìm đến một địa điểm khác, đó là một... ngôi chùa!

Trên đường vào lẩu tôm Năm Ri, bạn nhìn bên tay trái, có một ngôi chùa.

Ngôi chùa nhỏ, không phải chùa cổ, ngay cả tên chùa cũng rất bình thường, trùng tên với vô số chùa khác trên cả nước: Chùa Bửu Sơn.


Photobucket

Dân ở đây quen gọi chùa là chùa Phật bốn tay!


9 thg 3, 2011

Ngôi cổ miếu chứng kiến sự ra đời của 2 thành phố

Sài Gòn và Biên Hòa được thành lập cách nay hơn ba trăm năm, từ nằm 1698.

Trước đó, vào năm 1684 - 14 năm trước khi Sài Gòn và Biên Hòa ra đời - có một ngôi miếu được dựng nên ở cù lao Phố, Biên Hòa, Đồng Nai.



Photobucket
Bên ngoài chùa Ông


Sử sách ghi lại rằng năm 1679, Trần Thượng Xuyên và 3.000 người Hoa đến gặp chúa Nguyễn, xin làm "dân mọn nước Nam" (Gia định thành thông chí). Triều đình chuẩn y và lệnh cho đến đất Nông Nại (Đồng Nai) khai phá đất đai.


Đến đây, cộng đồng người Hoa gồm 7 phủ: Phước Châu, Chương Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba cùng góp công tạo dựng một ngôi miếu thờ Quan Công, gọi là miếu Quan Đế hay Thất phủ cổ miếu. tại Cù lao Phố vào năm 1684.


8 thg 3, 2011

Lá rụng về cội (Thăm mộ đốc phủ Võ Hà Thanh)

Võ Hà Thanh sinh năm 1876 xuất thân từ một gia đình nghèo ở Quảng Ngãi, theo cha vào Biên Hòa từ khi còn nhỏ. Sinh thời, ông làm đủ mọi nghề để sinh sống: làm thuê, mở hầm khai thác đá, làm nghề xây dựng, lập đồn điền cao su… và dần dần trở nên giàu có, trở thành chủ đồn điền lớn của Tỉnh Biên Hòa, trở thành đốc phủ sứ và được chính phủ Pháp tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh đệ ngũ đẳng.

Sau khi tìm về ngôi nhà nổi tiếng một thời của ông (xin đọc Cuốn theo chiều gió) - nay là nhà thờ họ - tôi lần dò tìm đến mộ ông để kính viếng một bậc lão thành.

Trên đường vào Văn miếu Trấn biên, nhìn bên tay phải có một tấm bảng khiêm tốn đề "Nghĩa trang Võ Hà". Nghĩa trang này chôn cất nhiều người trong dòng họ Võ Hà, trong đó có mộ ông: Đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh.


Photobucket