24 thg 8, 2023

Vùng đất Thập ngũ tiên sa

Tui có dịp đến huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam và biết được rằng đây là vùng đất Thập Ngũ Tiên Sa, tức là nơi 15 nàng tiên từ thượng giới sa xuống.

Chuyện kể như vầy:

Vùng đất này thuở xa xưa đẹp hơn thượng giới. Vào mùa Xuân nọ, các nàng tiên nữ ngao du hạ giới, tới đây và mê mẩn không chịu về. 15 nàng tiên mỗi nàng chọn một chỗ để ở lại, bất chấp lệnh Ngọc hoàng Thượng đế gọi về.

15 nàng tiên, mỗi nàng một chỗ, giờ là 1 thị trấn Tiên Kỳ và 14 xã: Tiên An, Tiên Cẩm, Tiên Cảnh, Tiên Châu, Tiên Hà, Tiên Hiệp, Tiên Lãnh, Tiên Lập, Tiên Lộc, Tiên Mỹ, Tiên Ngọc, Tiên Phong, Tiên Sơn, Tiên Thọ. Còn nguyên vùng đất ấy giờ là huyện Tiên Phước.

Tui đang ngồi trên một bờ đá ở Tiên Cảnh, mộng gặp tiên nữ!

Nàng tiên nào cũng xinh đẹp, tài giỏi, đảm đang nhưng vẫn giữ nét riêng nên các vùng đất cũng có những đặc thù khác biệt.

Ví dụ như tục ngữ có câu "Gái Tiên Hà, gà Tiên Lãnh". Con gái Tiên Hà, nhờ thường xuyên tắm rửa và dùng nước ở đoạn sông Tiên đẹp nhất nên xinh hơn. Gà Tiên Lãnh ngon nhất vì nuôi thả ở vùng đất giàu côn trùng. Tiên Châu là vùng đất thủy tụ, có suối Tiên, thác 7 tầng, các bãi đá đẹp như tranh vẽ. Tiên Cảnh là vùng đất đẹp như... tiên cảnh. Còn dân làng Tiên Thọ thì nghe đồn là sống lâu nhất...

Những bờ tường đá ở Làng cổ Lộc Yên, xã Tiên Cảnh

Những cái tên nghe thiệt là hay, có từ bao đời nay. Tui tò mò tìm hiểu coi bây giờ có còn giữ được như xưa không. Hay quá, giờ vẫn là những Tiên như ngày xưa. Chả bù với thành phố nọ, khi bên thắng cuộc vô rồi bèn vênh váo đổi hết những cái tên thân thương bằng những tính từ kêu rổn rảng: Quyết Thắng, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất... Nếu Tiên Phước mà cũng đổi tên theo kiểu đó thì... see mother Tiên rồi!

Phạm Hoài Nhân

Di ngôn của Phan Châu Trinh

Sau ngày về nước (28/6/1925), Phan Châu Trinh đã có hai buổi diễn thuyết ở Sài Gòn. Hậu thế vẫn xem đây là “di ngôn” cuối cùng ông gửi lại quốc dân đồng bào.


Những ngày tháng cuối cùng của nhà cách mạng

Sau 14 năm trên đất Pháp với rất nhiều hoạt động sôi nổi và cả những “trải nghiệm đắng cay” Phan Châu Trinh không còn mơ hồ về một nước Pháp theo tinh thần “dân quyền” của Montesquieu và J.J Rousseau mà ông đọc được trong Tân thư. Ông quyết về nước tiếp tục con đường tranh đấu của mình.

Cuốn hành Thủy Nguyên - đặc sản ít người biết ở Hải Phòng

Cuốn hành là món ăn đặc sản có công dụng giải ngấy của người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Hải Phòng có nhiều món ngon nổi tiếng, trong đó, mỗi địa phương cũng có những đặc sản riêng, gắn bó với nhiều thế hệ. Ngoài bánh chưng Thủy Đường đắt khách mỗi dịp Tết đến, huyện Thủy Nguyên, cách TP Hải Phòng khoảng 10 km, còn có món cuốn hành với công dụng giải ngấy hiệu quả.

Món ăn được người dân làng nghề bún truyền thống Trịnh Xá, xã Thiên Hương, sáng tạo nên, thường được gọi là cuốn bún tôm hay cuốn Thủy Nguyên để phân biệt với món cuốn ở nơi khác.

Cuốn hành là đặc sản của làng Trịnh Xá, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ảnh: Quỳnh Mai.

Làng nghề bánh tráng hơn 100 tuổi ở Cần Thơ

Đến làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, du khách được trải nghiệm quy trình làm bánh, di sản văn hóa phi vật thể của xứ Tây Đô.


Bánh tráng là đặc sản của Nam Bộ. Nếu Đông Nam Bộ có bánh tráng Tây Ninh thì Tây Nam Bộ có bánh tráng Thuận Hưng.

Đại diện Phòng Văn hóa Thông tin quận Thốt Nốt cho biết làng nghề Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) hình thành từ giữa thế kỷ XIX. Nghề làm bánh tráng ở đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể hồi tháng 5.

23 thg 8, 2023

Người khai khoa cho vùng đất Hội An

Tại xã Cẩm Hà (Hội An), trên một gò đất khá cao nằm cạnh đầm Trà Quế còn di tích ngôi mộ cổ của cử nhân Nguyễn Văn Điển, người được xem là “khai khoa” cho cả vùng Hội An ngày nay.

Lăng mộ Nguyễn Văn Điển tại Cẩm Hà, Hội An. Ảnh: TTBT

Cuộc đời lận đận của ông tiến sĩ làng Long Phước

Tiến sĩ Lê Thiện Trị (1796 - 1872) đã làm rạng danh không những cho làng Long Phước quê ông mà cho cả huyện Duy Xuyên và đất học Quảng Nam với thành tích được vua Minh Mạng ban cờ hiệu có 6 chữ vàng “Tiến sĩ khai khoa lục tỉnh”. Tuy nhiên, ông là người “lận đận” cả trong khoa cử lẫn trong hoạn lộ!

Nhà thờ Lê Thiện Trị ở khối phố Long Xuyên 2, thị trấn Nam Phước. Ảnh: Internet