29 thg 7, 2023

Gỏi măng đầu mùa

Mấy hôm rồi, trời mưa giông. Mẹ điện thoại bảo măng mọc nhiều lắm. Có về làm món gỏi măng. Lời nhắn của mẹ làm lòng tôi xôn xao, ký ức những ngày thơ bé bỗng ùa về...

Quê tôi nằm bên một dòng sông. Để “giữ đất giữ làng” trong mùa mưa lũ, người quê tôi đời nối tiếp đời trồng tre. Đất soi ven sông của nhà ai thì nhà ấy tự trồng. Mùa hạ về bóng tre mát rượi. Khi trời bắt đầu chuyển sang thu, mưa giông, đất ẩm, ở những bụi tre bật lên những búp măng to đầy sức sống. Người làng tôi, sớm chiều kéo nhau ra soi bãi, dùng rựa chặt những cành gai lòa xòa trong bụi để cắt lấy măng. Măng tre có nhiều loại, nhưng ngon nhất vẫn là măng tre gai.

Mùa măng mọc, nhà nhà cắt măng đem ra chợ bán để kiếm tiền mua mắm, muối, thịt cá. Đó cũng là mùa trong mâm cơm của mỗi nếp nhà đều có những món thức ăn được chế biến từ măng. Nào là gà kho măng, cá lóc nấu canh chua măng, mắm bỏ măng và cả măng kho thịt ba rọi. Măng đem kho với thịt gà thì cắt thành miếng dày, đem nấu canh cá lóc thì xắt thành lát mỏng. Để bớt vị hăng nồng, khi cắt măng xong đem luộc sơ rồi mới chế biến. Mỗi món đều có mùi vị riêng, nhưng đều cho người thưởng thức có cảm giác ngọt, mềm, ăn an toàn.

Mùa măng mọc trong mâm cơm của mỗi nếp nhà ngày đó đều có những món ăn được chế biến từ măng. Ảnh: ÁNH NGUYỆT

Gỏi thịt heo trộn lá hẹ

Món gỏi thịt heo trộn lá hẹ nghe có vẻ lạ với nhiều người, nhưng ở Lý Sơn đây là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người dân trên đất đảo.

Nhớ hồi còn đi học ở TP.Hồ Chí Minh, tôi chế biến món gỏi thịt heo trộn lá hẹ để các bạn cùng phòng trọ thưởng thức, cũng là cách để giới thiệu món ăn riêng có ở xứ đảo quê mình. Hồi đó, bạn tôi ở Trảng Bom (Đồng Nai) về quê lên đem cho miếng thịt heo ba chỉ. Phòng trọ có 6 người, ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam, đều là sinh viên. Nhìn miếng thịt ngon, chúng tôi phân vân không biết chế biến thế nào cho giống món thịt kho mà chúng tôi thường ăn trong căng tin của trường. Tôi chợt nhớ món gỏi thịt heo trộn lá hẹ ở quê mình nên xung phong nấu ăn cho cả phòng. Các bạn hỏi nấu món gì? Tôi bảo: Bí mật, khi nào ăn thì biết!

Món gỏi thịt heo trộn lá hẹ nghe có vẻ lạ với nhiều người, nhưng ở Lý Sơn đây là món ăn quen thuộc của nhiều thế hệ người dân trên đất đảo.

Gỏi thịt gà trộn rau càng cua

Rau càng cua là loại cây mọc tự nhiên, rất bổ dưỡng. Rau có vị chua nhẹ, giòn nên phù hợp để làm các món gỏi. Mẹ tôi thường làm món gỏi thịt gà trộn rau càng cua để cả nhà thưởng thức trong những khi cả gia đình sum họp.

Rau càng cua ưa đất ẩm nên sau những trận mưa dông, chỉ cần mang rổ ra vườn chừng vài phút là đã hái được một mớ rau xanh mướt. Theo lời mẹ dặn, tôi chỉ hái những cọng rau ít bông vì rau còn non, không bị đắng. Rau càng cua dùng để trộn gỏi cần lặt bỏ bông, rửa sạch. Gà để trộn gỏi ngon nhất là gà thả vườn, chắc thịt, thơm ngon. Sau khi gà được làm sạch, luộc chín, vớt ra dĩa để nguội, rồi xé thành từng miếng vừa ăn. Còn nước luộc thịt gà thì mẹ tôi thường cho gạo vào để nấu cháo, ăn cùng gỏi trộn.

Những món ăn ngon từ cá cơm

Cá cơm tuy nhỏ nhưng có thể chế biến thành nhiều món. Cá cơm ngọt thịt, thơm dịu, đậm đà, kho nấu món gì cũng ngon. Từ đặc điểm này, có thể ví von rằng cá cơm là “hợp khúc” mà khúc nào cũng đậm đà tròn vị.

Đầu tiên là món cá cơm kho mặn. Món này rất dễ chế biến. Chỉ cần ướp cá cơm tươi với vài muỗng nước mắm, đường, tiêu... Để vài chục phút cho cá cứng thì bắc lên bếp, để lửa nhỏ, chờ cá sôi vài dạo cho nước cạn ở mức xăm xắp là xong. Trước khi ăn rắc tí tiêu bột. Cơm trắng mà ăn với cá cơm kho mặn thì hết chê. Nhớ hồi nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, chạy đi chơi, sau đó về lục nồi. Cá hết nhưng chỉ cần chút nước cá cơm kho thôi là mừng rồi. Xúc đầy tô bưng ra hè ngồi “đánh chén”. Chỉ vài muỗng nước cá cơm thôi mà có thể đánh bay cả một tô cơm nguội.

Hấp dẫn cá cơm kho nghệ. Ảnh: C.Duyên

28 thg 7, 2023

Đặc sắc Lễ hội Văn hóa – Du lịch Dinh Thầy Thím

Thị xã La Gi - một vùng đất ở cực Nam Trung bộ luôn là một địa điểm thu hút khách du lịch bởi những bãi biển đẹp hoang sơ, những di tích văn hóa, lịch sử truyền thống mang tính giáo dục đạo đức, hay những lễ hội tín ngưỡng đậm nét nhân văn...

Điểm nhấn cho bức tranh du lịch ở La Gi ngày thêm sinh động đặc biệt phải kể đến đó là Lễ hội Văn hóa - Du lịch Dinh Thầy Thím được diễn ra vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 9 âm lịch hàng năm.

Ngôi chùa bên đồi Trinh Nữ

Chiếc xe 16 chỗ ngồi dừng bánh, đoàn khách du lịch trên xe bước xuống, mắt dõi theo hướng bàu Trắng và đồi cát Trinh Nữ. Cô hướng dẫn viên hỏi: “Bây giờ ta đi chùa trước hay leo đồi cát? Một người trong đoàn lên tiếng: - Lên đồi cát trước để khỏi nắng, sau đó về chùa Bình Nhơn bái Phật.


Từ trên cao nhìn xuống, chùa Bình Nhơn nằm trên đụn cát giữa 2 hồ nước ngọt bàu Ông và bàu Bà (xã Hòa Thắng – Bắc Bình), xung quanh là ao sen, vườn thanh long ngút ngàn. Anh Lê Hữu Vinh - một du khách từ thành phố Đà Lạt đến tham quan, ngắm cảnh bàu Trắng ngày cuối tuần chia sẻ: “Lần đầu tôi đến đồi cát Trinh Nữ, bàu Ông, bàu Bà và viếng cảnh chùa Bình Nhơn. Thắng cảnh ở đây tuyệt đẹp. Theo giới thiệu của hướng dẫn viên du lịch chúng tôi đến chùa Bình Nhơn thắp hương bái Phật trước, cầu mong mọi sự bình yên trong cuộc sống; sau đó mới thuê xe đặc chủng lên đỉnh đồi Trinh Nữ ngắm cảnh đẹp Hòa Thắng và hứng làn gió từ đại dương thổi vào…”.