24 thg 2, 2023

Ngày xuân thăm chùa cổ

Không biết tự bao giờ, lễ chùa trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày tết. Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đến chùa lễ Phật, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc. Một trong những ngôi chùa cổ được khách thập phương tìm đến là chùa Long Phước đã trên 200 năm tuổi.

Chùa Long Phước là ngôi chùa cổ có trên 200 tuổi giữa lòng TP.Tân An

Một trong những dấu ấn của Tân An xưa là Long Phước cổ tự (chùa cổ Long Phước) hay còn được gọi theo dân gian là chùa Bình Lập. Nằm bên bờ Nam dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, chùa Long Phước là một trong những ngôi chùa được thành lập rất sớm tại làng Bình Lập, phủ Tân An (nay thuộc phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An).

Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.

Đoàn viên, thanh niên dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối với vị Anh hùng dân tộc Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Anh Nguyễn Hải Đăng (TP.Tân An) có chuyến công tác tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, không quên đến thắp hương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. “Mặc dù đến đây không đúng vào dịp tổ chức lễ giỗ của ông nhưng tôi cảm thấy rất tự hào khi được viếng, nghe kể về lịch sử vị anh hùng của dân tộc có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười” - anh Hải Đăng chia sẻ.

Khu Di tích Nhà ông Bộ Thỏ - Nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã 93 mùa xuân có Đảng nhưng huyện Đức Hòa - vùng quê ghi dấu sự kiện trọng đại thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu di tích Nhà ông Bộ Thỏ) thật sự chuyển mình. Những tuyến đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp ngày nào giờ được nâng cấp, láng nhựa, bêtông rộng rãi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều năm nay, nơi đây trở thành địa điểm giáo dục cho thế hệ trẻ.

1. Di tích lịch sử cấp quốc gia Vườn, nhà ông Hương bộ Nguyễn Văn Thỏ (ông Bộ Thỏ) thuộc làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dù cảnh vật đổi thay nhưng cây khế, cái ao ngày nào vẫn còn đó như một “chứng nhân” cho thời khắc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên.

Khu di tích là tư gia của ông Nguyễn Văn Thỏ, tên thật là Nguyễn Văn Thới. Ông giữ chức Hương bộ - một chức vụ trong Ban hội tề của làng, nên dân trong vùng thường gọi là ông Bộ Thỏ

Lễ hội Làm Chay - Nét đẹp truyền thống và hiện đại

Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu

Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. Lễ hội Làm Chay nhằm tưởng nhớ các nghĩa sĩ và cầu siêu cho các vong linh.

Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.

2 cây đa tại Đình Vạn Phước được công nhận Cây di sản Việt Nam

Sáng 08/02, UBND huyện Cần Đước, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam – 2 cây đa Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước).

Lãnh đạo huyện, Ban Hội hương Đình Vạn Phước nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa

Dự lễ có nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo sở, ngành, địa phương.

Tháng Giêng, về đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử

Theo Hồ sơ Di tích lịch sử - văn hóa đình Vạn Phước của Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An, đình Vạn Phước là một trong những chứng tích quan trọng đầu tiên còn lại của quá trình mở đất, lập làng và xác lập chủ quyền trên vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

“Đình Vạn Phước là một thiết chế làng xã truyền thống Nam bộ, cơ sở tín ngưỡng dân gian đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Cũng như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, mặt tiền đình Vạn Phước thờ Thần Nông, bên trái là miếu Ngũ Hành, bên phải là Bạch Mã Thái Giám. Bên trong đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiền hiền, Hậu hiền,... và đặc biệt còn thờ 2 nhân vật lịch sử, văn hóa được người dân địa phương tôn kính là Đốc binh Bùi Quang Diệu (Đốc binh Là) - thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp và nhạc sư hậu tổ, nghệ nhân tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi)” - Chánh bái Ban Hội hương đình Vạn Phước - Phạm Văn Nghiệp chia sẻ.

Đình Vạn Phước là nơi thờ 2 nhân vật lịch sử: Đốc binh Bùi Quang Diệu và nhạc sư Nguyễn Quang Đại