11 thg 1, 2023
Khu du lịch sinh thái cồn Én – Chợ Mới – An Giang
Khu Du lịch sinh thái cồn Én nằm bên triền sông Tiền bình yên, thơ mộng với bãi tắm nhân tạo ven sông sẽ mang đến cho du khách cảm giác sảng khoái hiếm nơi nào có được. Đây là điểm đến hấp dẫn, đặc sắc, vừa mới xuất hiện trên bản đồ du lịch An Giang đã gây ấn tượng với du khách gần xa. Nơi đây nổi bật với thế giới gỗ trầm thủy và nhiều địa điểm “check-in” tuyệt đẹp.
9 thg 1, 2023
Thầy cúng Chứ Nênh/Nả Nênh trong quan điểm người Mông
Theo quan niệm của người Mông, cơ thể người sẽ gồm 3 phần cơ bản: Phần thể xác (lub cev), phần tâm và phần hồn (ntsuj plig). Khi một người được chọn để có thể trở thành thầy cúng, phần hồn (ntsuj plig) sẽ được Khua Nênh thử nghiệm và mang đi học hỏi.
Trong ngôn ngữ Mông, txiv là bố, nam là mẹ; như vậy txiv neeb nghĩa là bố của neeb; nam neeb nghĩa là mẹ của neeb. Nếu dịch neeb sang tiếng Việt là cúng, ta sẽ thấy nghĩa gốc của txiv neeb - nam neeb là bố - mẹ của cúng thay vì thầy cúng. Để hiểu được vì sao những người thầy cúng được coi là bố mẹ của neeb, ta cần hiểu, neeb là gì, từ đâu đến, đến như thế nào?
Trong ngôn ngữ Mông, txiv là bố, nam là mẹ; như vậy txiv neeb nghĩa là bố của neeb; nam neeb nghĩa là mẹ của neeb. Nếu dịch neeb sang tiếng Việt là cúng, ta sẽ thấy nghĩa gốc của txiv neeb - nam neeb là bố - mẹ của cúng thay vì thầy cúng. Để hiểu được vì sao những người thầy cúng được coi là bố mẹ của neeb, ta cần hiểu, neeb là gì, từ đâu đến, đến như thế nào?
Thơm ngon mứt dừa
Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối năm, mẹ tôi tranh thủ sên mứt dừa, thêm phần cho khay bánh Tết đãi khách. Mứt dừa thơm ngon, dễ làm, nên những người không khéo tay, lần đầu làm cũng dễ thành công.
Ngày trước, trong vườn nhà có trồng mấy cây dừa nên mẹ tôi thường để dành những trái dừa khô, chờ đến dịp cuối năm mang ra làm mứt. Những năm đó đời sống còn khó khăn, thiếu thốn nên lũ trẻ chúng tôi luôn ngóng chờ những ngày cuối năm để được thưởng thức các loại bánh mứt. Trong đó, vị ngọt thơm của mứt dừa là hấp dẫn nhất.
Ngày trước, trong vườn nhà có trồng mấy cây dừa nên mẹ tôi thường để dành những trái dừa khô, chờ đến dịp cuối năm mang ra làm mứt. Những năm đó đời sống còn khó khăn, thiếu thốn nên lũ trẻ chúng tôi luôn ngóng chờ những ngày cuối năm để được thưởng thức các loại bánh mứt. Trong đó, vị ngọt thơm của mứt dừa là hấp dẫn nhất.
Lạ lẫm "nai lội nước"
Món ăn miền sơn cước khiến bao người ngỡ ngàng. Tôi may mắn được thưởng thức thịt nai chế biến khá giản đơn của người dân nơi đây.
Miền Tây Quảng Ngãi, với những dân tộc thiểu số như Hrê, Ca Dong, Cor... cùng nhau sinh sống nơi núi rừng. Họ lưu giữ những nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Nhiều món ăn mang hương vị đặc trưng làm say lòng lữ khách với cách chế biến khá đơn giản. Những món ăn ấy ít sử dụng gia vị và không ướp trước khi nấu, nướng... Thuở trước, đi lại cách trở nên đồng bào vùng cao tự túc lương thực, thực phẩm trong đời sống thường ngày. Hạt muối với vị mặn mà của biển vượt chặng đường xa qua bao dốc núi cheo leo nên vô cùng quý giá. Gia vị và những vật phẩm từ đồng bằng là thứ hàng xa xỉ đối với đồng bào ở miền ngược. Vậy nên khi chế biến món ăn chỉ có muối mặn cùng những sản vật chốn sơn khê. Điều ấy khiến cá suối, rau quả hay thịt rừng giữ hương vị tự nhiên và ngon độc đáo.
Miền Tây Quảng Ngãi, với những dân tộc thiểu số như Hrê, Ca Dong, Cor... cùng nhau sinh sống nơi núi rừng. Họ lưu giữ những nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Nhiều món ăn mang hương vị đặc trưng làm say lòng lữ khách với cách chế biến khá đơn giản. Những món ăn ấy ít sử dụng gia vị và không ướp trước khi nấu, nướng... Thuở trước, đi lại cách trở nên đồng bào vùng cao tự túc lương thực, thực phẩm trong đời sống thường ngày. Hạt muối với vị mặn mà của biển vượt chặng đường xa qua bao dốc núi cheo leo nên vô cùng quý giá. Gia vị và những vật phẩm từ đồng bằng là thứ hàng xa xỉ đối với đồng bào ở miền ngược. Vậy nên khi chế biến món ăn chỉ có muối mặn cùng những sản vật chốn sơn khê. Điều ấy khiến cá suối, rau quả hay thịt rừng giữ hương vị tự nhiên và ngon độc đáo.
Hòn Ao vọng tiếng sóng gành...
Giữa muôn trùng sóng nước, Hòn Ao- đảo đá trầm tích được tạo nên từ hoạt động phun trào và kiến tạo của vùng trầm tích núi lửa hiện lên như một nét chấm phá cho vùng biển ven bờ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn). Sóng vỗ vào đá tung bọt trắng xóa, nên người dân nơi đây mới lưu truyền câu hát: “Hòn Ao vọng tiếng sóng gành...”.
Kỳ thú đảo đá cách bờ 500 mét
Từ bờ biển thôn Châu Thuận Biển nhìn về phía đông nam, Hòn Ao hiện ra với tầng tầng lớp lớp đá đen nổi bật giữa nền biển xanh thẳm. Chỉ cách bờ chừng 500m, nên du khách chỉ mất hơn 5 phút đi tàu, hoặc thúng cùng ngư dân, là đã đặt chân lên đảo đá.
Kỳ thú đảo đá cách bờ 500 mét
Từ bờ biển thôn Châu Thuận Biển nhìn về phía đông nam, Hòn Ao hiện ra với tầng tầng lớp lớp đá đen nổi bật giữa nền biển xanh thẳm. Chỉ cách bờ chừng 500m, nên du khách chỉ mất hơn 5 phút đi tàu, hoặc thúng cùng ngư dân, là đã đặt chân lên đảo đá.
Nhà thờ chí sĩ Lê Trung Đình ở Nghĩa Hành
Chí sĩ Lê Trung Đình (1857- 1885) hiệu là Long Cang, người làng Phú Nhơn, nay là thôn Trường Thọ Đông, phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi). Ông là nhà yêu nước, kháng Pháp, thủ lĩnh Cuộc khởi nghĩa Cần Vương đầu tiên trong cả nước.
Ngày 5/7/1885, sau vụ phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cầm đầu âm mưu đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá (Huế) bất thành, kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương.
Ngày 5/7/1885, sau vụ phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cầm đầu âm mưu đánh úp quân Pháp ở đồn Mang Cá (Huế) bất thành, kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần Vương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)