24 thg 9, 2022

Đến Quan Lạn xem Hội chèo bơi

Hội Chèo bơi Quan Lạn (hay lễ hội đua thuyền chải) diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội truyền thống Vân Đồn 2022 vào ngày 18/6 âm lịch (tức 17/7/2022) tại xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Lễ hội nhằm kỷ niệm 734 năm Ngày chiến thắng Vân Đồn lịch sử (1288-2022), tưởng nhớ quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền lương của tướng Nguyên Mông là Trương Văn Hổ trên dòng sông Mang lịch sử tại khu vực xã Quan Lạn, góp phần quan trọng vào chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba năm 1288 của nhà Trần. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã ghi lại một số hình ảnh tại lễ hội.

Có hai đội đua thuyền thuộc hai giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ. Trước giờ đua, hai giáp lập trại, khao quân, diễu binh qua nhiều thôn, khu phố của Quan Lạn.

23 thg 9, 2022

Có một xã tên là Gào

Có một con đường lớn ở Pleiku, tên ngắn chỉ có một chữ và phát âm khá độc đáo: đường Wừu. Như để phụ họa, ở Pleiku có một xã tên cũng ngắn chỉ có một chữ và phát âm cũng khá độc đáo: xã Gào.

Những địa danh này mang một ý nghĩa nghiêm túc chớ không phải lạ lùng như ta cảm nhận. Wừu là tên một liệt sĩ người Ba Na, anh hùng chống Pháp, như đã từng kể trong một bài trước. Vậy còn Gào là gì?

Về địa lý hành chánh, Gào là một xã ven đô của TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 18 km về hướng Tây Nam. Xã có diện tích tự nhiên 58,31 km², dân số khoảng 9.200 người (năm 2018), trong đó 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu người Jrai). 

Bãi cỏ đuôi chồn ở Gào thu hút giới nhiếp ảnh

Ao làng Bút Lĩnh

Ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Hòn Nghiên, mang dáng vẻ khiêm nhường và bình yên xưa cũ như bao làng quê Việt khác. Sẽ ít để ý đến làng nếu không phải là cư dân ở đó, ấy vậy mà, từ một sẻ chia hân hoan của người đồng môn về công trình được tôn tạo từ tâm đức của hàng trăm con em làng, tôi đã tìm đến Bút Lĩnh.

Bút Lĩnh xưa còn có tên gọi là Bút Luyện, thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu. Dân làng kể, mấy mươi năm trước, đứng từ đầu làng nhìn xa xa sẽ thấy dãy lèn đá vôi, có 2 cột đá nhô lên như 2 quản bút và 1 vũng đá giống cái nghiên mực nên gọi là Hòn Bút, Hòn Nghiên. Tên làng ấy, tên đất ấy nghe nghiêm cẩn như vang danh làng khoa bảng?

Bào ngư hầm hoa đông trùng

Là một loại hải sản giàu chất dinh dưỡng, bào ngư có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau có công dụng bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt, bào ngư có thể kết hợp với một số thực phẩm quý như đông trùng, hoặc các vị thuốc như đẳng sâm, táo đỏ, kỳ tử... làm nên hương vị độc đáo, tinh tế và đẳng cấp cho món ăn.

Với món súp bào ngư hầm hoa đông trùng, ngoài nguyên liệu chính là bào ngư và hoa đông trùng, bạn cần chuẩn bị thêm xương ống, đùi gà, nấm đông cô tươi, bột năng, gừng, hành lá, táo đỏ, đẳng sâm, kỳ tử...

Đến với thác Hàm Rồng

Xã Quảng An (huyện Đầm Hà) có 75% dân cư là người dân tộc thiểu số, gồm 8 dân tộc anh em. Nơi đây còn sở hữu 2 thác nước đẹp cùng nhiều sông suối, cảnh vật nên thơ, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch.

Mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa và du lịch

Dù nhiều năm Quảng An nằm trong diện đặc biệt khó khăn, thế nhưng các dân tộc ở xã luôn phát huy tốt bản sắc dân tộc mình, thể hiện rõ qua các giá trị văn hoá, ẩm thực, lễ hội, nghề truyền thống và sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng. Sự đa dạng về văn hóa còn mang lại cho xã hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình khác nhau, như: Trang phục, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghề thủ công truyền thống… Việc bảo tồn, phát huy các lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống cũng đã góp phần tạo nên cho Quảng An nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giàu giá trị.

22 thg 9, 2022

Vãn cảnh núi Trà Sư

Dù không được xếp vào 7 ngọn Thất Sơn, nhưng núi Trà Sư (thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn ẩn chứa những câu chuyện linh thiêng, sở hữu tầm nhìn thoáng đãng xuống đồng bằng. Đến với ngọn núi này, bạn sẽ có trải nghiệm rất đặc biệt về hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân, thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Đây là lần thứ 2, tôi chinh phục núi Trà Sư. Với độ cao khoảng 150 m, núi Trà Sư không được xem là quá hùng vĩ. Tuy nhiên, leo tới đỉnh núi giữa trưa nắng gắt cũng là thử thách khó khăn với bất cứ ai. Từ đồi bằng lăng, tôi bắt đầu hành trình với đủ đồ đạc lỉnh kỉnh. Đồi bằng lăng mùa này xanh um màu lá, che mát lối đi phủ đầy rêu. Những tháng đầu mùa mưa, bông bằng lăng nở rộ. Cả núi rừng choáng ngợp với vẻ đẹp tinh khôi. Bởi thế, nếu có dịp, bạn hãy đến núi Trà Sư vào mùa bông bằng lăng nở, để thấy hết vẻ đẹp của nơi này!

Qua khỏi đồi bằng lăng một đoạn, sẽ gặp ngay mộ của sư ông Lê Nhựt Long (dân gian gọi là ông Đạo Xom), người từng hốt thuốc trị bệnh cho Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo. Gần đó là điện Huỳnh Long, một di tích nổi bật, liên quan đến Đức Huỳnh Giáo chủ. Trong điện Huỳnh Long, người ta còn lưu giữ bộ vạt tre mà ngài nằm trong những ngày chữa bệnh. Do đây là di tích liên quan đến Đức thầy, nên khá nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo lui tới cúng viếng.

Góc nhìn thoáng đãng trên núi Trà Sư