26 thg 7, 2022

Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Hưng Nghĩa

Nam Định vốn được biết đến là nơi mà đạo Công giáo phát triển nhất tại Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng, lâu đời với vẻ đẹp nguy nga, những công trình kiến trúc tôn giáo với vẻ đẹp đậm chất châu Âu. Chỉ cần dành một ngày khám phá Nam Định là bạn sẽ mang về thật nhiều bức ảnh "chất lừ" cũng những nhà thờ đẹp bậc nhất vùng đất này. Đến với nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng một nhà thờ với lối thiết kế kín kẽ, nhiều chi tiết cầu kì, tinh xảo đậm chất Gothic.

Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.

Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa (Nam Định) mang nét kiến trúc đậm chất Gothic.

Thánh đường đá trăm tuổi ở vựa lúa xứ Nghệ

Ngôi thánh đường dài 37m, rộng 14m với điểm cao nhất trên đỉnh tháp chuông là 28m, được xây dựng từ hàng vạn viên đá được lấy từ vùng núi Thanh Hóa.

Nhà thờ xứ Bảo Nham được xây dựng trên khuôn viên rộng hơn 7.000 m² (ở xã Bảo Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) từ năm 1888. Sau 6 năm xây dựng, năm 1904, ngôi thánh đường này hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Mùa vàng đẹp nao lòng nơi biên cương Cao Bằng

Du khách đến với Cao Bằng mùa này được đắm mình trên những cánh đồng lúa chín vàng, tạo nên vẻ đẹp non nước hữu tình và mang đậm bản sắc vùng cao đặc trưng, riêng có của vùng đất biên cương phía Bắc Tổ quốc.

Những thửa ruộng chín vàng tạo nên cảnh sắc non nước hữu tình bên danh thắng thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh.

Con đường muối ở miền Tây xứ Quảng

Ngày xưa, ở vùng cao, muối ăn rất khan hiếm. Muối ăn có giá rất đắt nên không phải ai cũng có tiền để mua. Muối mua được rất ít nên đồng bào miền núi cất giữ muối như của quý. Khi người Kinh ở đồng bằng mở lối thông thương, thì những hàng hóa thiết yếu như mắm, muối đưa lên vùng cao ngày càng nhiều.

Giao thương giữa đồng bằng và miền núi

Bên cạnh thương lái ở đồng bằng đến tận buôn làng để buôn bán, thì đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi cũng thường xuyên dùng voi, ngựa hoặc đi bộ đến đồng bằng hoặc vùng giáp ranh trao đổi thổ sản để lấy muối ăn và các hàng hóa khác. Thời kỳ chúa Nguyễn Đàng Trong đã chú trọng việc giao lưu kinh tế - văn hóa giữa người Kinh với các bộ tộc ở miền núi nhằm khai thác các nguồn lợi, mở rộng giao thương với bên ngoài, đúng như Nguyễn Hoàng đã nói: “Núi sẵn vàng sắt, biển có cá muối”.

Thuyền buồm trên sông Trà Khúc là phương tiện quan trọng của cư dân đồng bằng trong việc buôn bán trên nguồn. (Ảnh: Jean Yves Claeys, chụp những năm 1929 - 1938).

Chuyện xưa ở làng Châu Sa

Ở phía bắc sông Trà Khúc có một ngôi làng mà ngày trước mang tên xứ Tiểu Giang, sau đổi thành xã Châu Sa, tổng Trung, huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa (nay là xã Tịnh Châu, TP.Quảng Ngãi). Mỗi con sông, ngọn núi, mỗi xóm nhỏ trên vùng đất này mang đậm dấu tích cổ xưa, trong đó có từ đường họ Võ.

Niềm tự hào của dòng họ Võ

Làng Châu Sa mang đậm dấu tích lịch sử, văn hóa của người Chăm như bàu Ấu, bàu Đề, Cổ Lũy, núi Chồi, thành cổ Châu Sa trong suốt 13 thế kỷ (thế kỷ II - XV). Cũng chính nơi đây, sau cuộc bình Chiêm mở đất của Vua Lê Thánh Tông năm 1471, nhiều dòng họ lớn (Lê, Nguyễn, Võ) từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã vào vùng đất Tiểu Giang lập nghiệp.

Từ đường họ Võ.

21 thg 7, 2022

Cà da ếch quệt mắm cái

Cà da ếch quệt mắm cái ăn rất ngon, những ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi. Nhớ món cà da ếch quệt mắm cái là nhớ cả tình quê đong đầy.

Những quả cà da ếch có da bóng láng, ẩn hiện trong cành lá khiến trẻ thơ chơi quanh sân đưa tay chỉ trỏ. Có đứa cất giọng: "Đố bay sao gọi là cà da ếch?". Đứa nọ ra vẻ hiểu biết: "Vì gần cuống xanh lốm đốm và phía dưới quả cà có màu trắng giống da ếch ở lưng và bụng, nên gọi là cà da ếch chứ sao!". Cả bọn im lặng ngầm biểu thị thái độ đồng tình. Mẹ tôi từ ngoài đồng về nhà ngồi săm soi bên gốc cà và chọn hái quả lớn bằng cái chén mang vào chế biến thức ăn trong bữa cơm gia đình. Loại trái dân dã này qua đôi tay khéo léo của mẹ trở thành những món ăn đậm đà hương vị, nào là xào cùng lá lốt, nộm cà, kho với cá đồng...

Cà da ếch và mắm cái cá cơm. Ảnh: Trang Thy