10 thg 7, 2022

Chợ Việt xưa nay: Vân Đồn, từ thương cảng cổ đến cực phát triển mới

UBND tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai các thủ tục cần thiết để đề nghị xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Quần thể di tích lịch sử Thương cảng Vân Đồn. Nhưng Vân Đồn không chỉ là di tích, Vân Đồn còn là một cực phát triển rất quan trọng trên dải đất Đông Bắc của nước Việt...

Hoạt động buôn bán tại thương cảng cổ Vân Đồn . Ảnh: Tư liệu

Những tên chợ bị lãng quên

Những ai từng sống ở nông thôn thuộc huyện Sơn Tịnh vào thế kỷ trước, hẳn còn nhớ những tên gọi như chợ Đình ở xã Tịnh Bình, chợ Hàng Rượu ở xã Tịnh Ấn, chợ Bờ Đắp ở xã Tịnh Hòa, chợ Bò ở xã Tịnh Phong... Bây giờ, những tên chợ ấy đã rơi vào quên lãng dù việc mua bán tại vị trí chợ ngày xưa ấy vẫn còn.

Định danh cho chợ - mỗi nơi một cách

Hôm rồi, tôi có dịp ngang qua chợ Đình, ở xã Tịnh Bình. Thấy tấm biển ghi “chợ Đình”, đứa cháu lên 8 được “ông trẻ” dẫn theo hỏi: “Ông ơi, đã chợ sao lại có đình nữa?”. Lâu nay quen miệng gọi thế chứ giờ trẻ con nó hỏi thì giật mình ngay vì không ít người, nhất là lớp thanh niên ngày nay không hiểu ngọn ngành về tên các ngôi chợ như chợ Đình này.

Chợ Việt xưa nay: Chợ và văn hóa chợ của người xưa

Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Chợ xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khi con người cần trao đổi những thứ họ làm ra và mua về những thứ họ không có.

Dần dần với sự ra đời của tiền tệ đã trở thành vật trung gian trong hoạt động mua bán, mọi sản phẩm đều được định giá bằng tiền, người ta dùng tiền để mua những thứ mình muốn và bán những thứ mình có để lấy tiền.

Nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán đó gọi là Chợ.

Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh, ở đâu có dân, ở đó có chợ. Vì vậy chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch…

Chợ Kỳ Lừa (Lạng Sơn)

8 thg 7, 2022

Về trung du, ghé chợ Việt An - ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam).

Ký ức không chỉ lưu giữ trong từng khuôn mặt cũ của người kẻ chợ, còn gọi về trong những luyến thương của bao người quê xứ Việt An (xã Bình Lâm, tỉnh Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam). Không rêu phong dưới mái đình Thị, cây đa già cũng thôi tỏa bóng từ nhiều năm, nhưng không vì thế mà phôi phai đi quá vãng của một thời, với ngôi chợ xưa tuổi đời tính bằng thế kỷ…

Chợ Việt An. Ảnh: VÕ TRƯỜNG

Chợ “chạy” miền rừng miệt biển: Cái nghề… vi vu, tự do, tự tại

Gập ghềnh nắng mưa mua bán đủ mặt hàng giữa hai miền ngược xuôi. Kiếm miếng cơm nuôi con bằng nghề chợ "chạy" chẳng dễ dàng. Họ lại thấy cái nghề… vi vu, tự do, tự tại.

Tranh thủ bữa mưa, mới có dịp ngồi cà kê với ông Thoang. Ông áp sáu mươi, một vợ, bốn con. Vùng quê Hòa Đồng (huyện Tây Hòa, Phú Yên) của ông vốn nổi tiếng làm lúa, ăn thịt chuột, đi Nam bán vé số.

"Tui làm chợ "chạy" hơn hai chục năm nay", ông Thoang hồn hậu.

Chợ "chạy" của ông là: Dậy từ 3 giờ sáng, xuống phố Tuy Hòa lấy hàng chở ngược lên miền núi bán dạo, rồi mua hàng xuống miệt xuôi bán lại. Chuyến lên của ông thường là đồ biển (cá, tôm, mực… cả tươi lẫn khô), gia vị, các loại mắm, vài thứ rau, đồ tạp hóa. Ông cười: "Nói chung, chở đủ thứ lên núi. Cung ứng tận tay theo yêu cầu mà! Như mùa khai giảng, bà con cần mua cho con sách, vở, bút, tẩy, khăn quàng đỏ, áo quần,… thì có luôn. Chạy xe máy nên tui chỉ không cung ứng được… tủ lạnh mà thôi! Mà nghề này cũng phải học từng bước mới rành rẽ được…".

Xe tải nhỏ lưu động bán dừa tươi tại Tây Hòa (Phú Yên). Ảnh: Đào Đức Tuấn

Chợ Việt xưa nay: Đi chợ các miền thập kỷ 90

Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…

Bắc Giang, 1992.

Từ Hà Giang - Cao Bằng - Điện Biên - Lào Cai - Lạng Sơn - Bắc Giang đến Hà Nội - Quảng Bình - Hội An - Phan Thiết - TP.HCM… những cảnh sắc chợ dân dã gắn chặt với đời sống người dân từ vùng hẻo lánh đến vùng ven đô thị qua góc ảnh chắt lọc, bình dị, mỗi khuôn hình của Dương Minh Long gợi mở những không gian ký ức… Người chụp ảnh không còn làm công việc chép sử mô tả tình tiết khơi gợi hoặc cố tình vồ vập khoảnh khắc ấn tượng, ảnh của anh bền bỉ thâu gom một nhịp sống thường nhật như nó vốn là…