22 thg 3, 2022

Kênh Lò Đường - Nơi hứng chịu nỗi đau thảm sát thời chiến tranh

Sự tàn khốc của chiến tranh không ai không khiếp sợ. Khi hòa bình, những câu chuyện thời chiến được nhắc lại vẫn là những vết thương khó lành. Càng xót xa hơn khi đó là những vụ thảm sát người dân vộ tội. Trong đó, vụ thực dân Pháp thảm sát 64 người dân tại kênh Lò Đường thuộc ấp Bình Phú, làng Bình Hòa, tổng Cửu Cư Thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân An (nay thuộc ấp 1, xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) vào ngày 28/01/1947 là một nỗi đau rất lớn.

Con kênh Lò Đường của làng Bình Hòa đã bao lần nạo vét, mở rộng nhưng nỗi đau nơi ấy vẫn còn được người dân nhắc lại. Nó là minh chứng lịch sử thời chiến tranh, nơi diễn ra vụ thảm sát đau thương.

Chùa Thiên Mụ - ngôi cổ tự bên dòng Vàm Cỏ Đông

Ở khu vực gần bến đò Bến Bạ, thuộc địa phận xã Tân Trạch, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, có ngôi cổ tự nép bên con đường nhỏ. Những năm gần đây, người dân trong vùng biết đến đó là ngôi chùa có tượng Phật Bà cao 40m, được nhiều tín đồ phật tử lui tới chiêm bái và thưởng ngoạn. Đó là chùa Thiên Mụ - ngôi chùa cổ gắn liền với truyền thuyết về vua Gia Long.

Mái già lam Thiên Mụ trầm nghiêm bên dòng Vàm Cỏ Đông và nổi bật với bức tượng Phật Bà cao 40 m. Đến viếng chùa, chúng tôi được cô Thuận - tín đồ đến chùa làm công quả, dẫn đi tham quan quanh khuôn viên. Cô giới thiệu, ngôi chùa này từng lưu dấu chúa Nguyễn và vẫn còn lưu giữ những báu vật vua ban. Có vẻ như người dân và phật tử quanh vùng ai cũng biết câu chuyện vua Gia Long - Nguyễn Ánh từng lưu lại chùa thời chưa xưng đế.

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình từng viếng thăm chùa Thiên Mụ (Ảnh do chùa cung cấp)

Về Rạch Núi - Dưới tán Cây di sản nghe kể chuyện lịch sử một vùng

Hầu hết các di tích khảo cổ thường là những khu đất trống, bởi mọi giá trị của di tích được bảo vệ vẹn nguyên bên trong lòng đất hoặc được khai quật, đưa về trưng bày, nghiên cứu tại các bảo tàng. Tuy nhiên, với di tích khảo cổ Rạch Núi lại khác - một di tích khảo cổ có thể khai thác nhằm phát triển du lịch và nghiên cứu lịch sử.

Giữ gìn cây di sản

Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, nhiều vùng quê vẫn giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Qua năm tháng, những cây di sản nơi làng quê ấy không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị sinh thái mà còn là chứng nhân lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của bao thế hệ.

20 thg 3, 2022

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.

Đền Ông Hoàng Mười: Chốn du lịch tâm linh đặc sắc

“Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông Lam hết nước/ Đền ông đây mới hết lộc tài”, đó là câu ca mà người xứ Nghệ vẫn thường nói với nhau về đền Ông Hoàng Mười.

Đền ông Hoàng Mười là địa điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương.

Lại có câu ca khác về ông: "Ông Hoàng Mười trấn thủ Nghệ An/ Về huyện Thiên Bản làm quan Phủ Giầy". Ông là Đức Thánh nổi tiếng linh thiêng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam. Sự linh thiêng của ngôi đền đã trở thành điểm du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Hoa gạo và phong linh bung nở ở Hà Nội

Hàng trăm cây gạo và phong linh đồng loạt nở trên một cung đường trong một khu đô thị ở quận Hà Đông.


Đến khu đô thị ParkCity Hanoi, phường La Khê, quận Hà Đông những ngày này bạn sẽ gặp con đường rợp sắc đỏ, vàng của hoa gạo và hoa phong linh. Cây gạo ở đây do mới trồng còn ít tuổi, cao khoảng 4-5 m nên không có tán lá sum suê và lớn như ở các khu vực ven đô, bù loại hoa vẫn nở đỏ rực như thắp lửa trên những cành cây.