19 thg 7, 2021

Thanh mát gỏi rong bồng bồng

Ngoài hành, tỏi Lý Sơn khá nổi tiếng, thì vùng biển của huyện đảo này còn được xem là “ngôi nhà” của hàng chục loại rong biển. Trong số đó bồng bồng là một loại rong đặc biệc thuộc lớp sụn biển được người dân huyện đảo xem như rau xanh, dùng để chế biến thành nhiều món ăn dân dã, nhưng ngon và lạ miệng...

Đến bây giờ, sau 10 năm kể từ lần đầu tiên đến đảo Bé (Lý Sơn), tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh dung dị, chân chất và đặc biệt hiếu khách của người dân nơi đây. Năm 2011, đảo Lý Sơn chưa có điện, đảo Bé còn hoang sơ, việc đi lại vô cùng khó khăn. Hẳn vậy nên khách từ đất liền ra đảo Bé lúc ấy được người dân quý mến lắm; từ việc nhường từng ca nước ngọt ít ỏi, đến tỉ mẩn chế biến nhiều món ăn ngon để đãi khách. Trong số ấy thì gỏi rong bồng bồng (còn gọi là cum cúm, bìm bìm) là món ăn vương vấn tôi đến tận giờ.

Gỏi rong bồng bồng tuy trông đơn giản, nhưng ngon và lạ miệng. ẢNH: THANH PHONG

Đình Vân Dương: Nơi gắn kết văn hóa cộng đồng

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) không chỉ là nơi liên lạc, hội họp của các cơ sở cách mạng, mà còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương đến tận ngày nay. Với những giá trị đó, công trình này vừa được UBND thành phố công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Đình Vân Dương (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang) là một trung tâm tín ngưỡng, bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền của nhân dân địa phương. Ảnh: XUÂN DŨNG

13 thg 7, 2021

Xáng là gì?

Trước khi người Pháp đến Việt Nam, người Việt ở Nam bộ đã di chuyển trên sông rạch và làm ruộng ở những vùng sông rạch này rồi. Khi người Pháp đến, họ thấy sông rạch tự nhiên (và một số kinh đào như kinh Vĩnh Tế, kinh Thoại Hà...) là chưa đủ. Họ cho đào kinh thêm ở những nơi có thể làm ruộng được, tạo đường giao thông chuyên chở, rút bớt nước lụt, rút bớt phèn. Khác với những con kinh do người Việt đào trước đó chủ yếu bằng thủ công, những con kinh do người Pháp đào sử dụng phương tiện cơ giới.

Những chiếc máy đào kinh, vét mương rạch này được gọi là xáng. Những con kinh đào bằng xáng được gọi là kinh xáng.

Kinh Xáng Xà No. Ảnh: Lý Anh Lam

Con trâu trong đời sống của người Xơ Đăng ở Đăk Ui

Không biết từ bao giờ, con trâu trở nên gần gũi, thân quen và là một phần tất yếu trong đời sống người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà. Con trâu không chỉ là vật nuôi đơn thuần, mà còn gắn bó và để lại nhiều dấu ấn trong cộng đồng.

Cũng như nhiều dân tộc có truyền thống canh tác lúa, người Xơ Đăng ở xã Đăk Ui quý con trâu. Hình tượng con trâu luôn gắn với đời sống, tín ngưỡng của người dân nơi đây.

Trao đổi về hình tượng con trâu trong đời sống, văn hóa tinh thần của người dân, già A Núi, thôn Wang Hra, xã Đăk Ui cất giọng trầm đục mở đầu câu chuyện: “Từ xưa đến nay, con trâu dường như gắn liền với đời sống, văn hóa, tinh thần của người Xơ Đăng ở địa phương. Con trâu chính là công cụ, là người bạn đồng hành giúp bà con cày cấy, kiếm cái ăn, cái bỏ bụng để sinh tồn, xây dựng cộng đồng. Cũng từ đó, một thói quen hình thành trong nếp sống, là mỗi gia đình người Xơ Đăng chúng tôi đều nuôi ít nhất một con trâu trong nhà. Chúng tượng trưng cho sự cần cù, chịu khó và là biểu tượng cho sức khỏe của người con trong làng. Dù hiện tại, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ, những chiếc máy với sức kéo hiệu quả, năng suất cao thay thế, nhưng con trâu dường như vẫn còn giữ một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người ở đây”.

Các em nhỏ dắt trâu ra đồng. Ảnh: T.T

Ngũ Bàu, cầu Giát, sông Thai

Con sông Giát phát nguyên từ chân phía Đông - Nam dãy Mồng Gà, khối núi có cả 3 huyện Diễn Châu, Yên Thành và Quỳnh Lưu cùng tiếp giáp. Về phía Đông Bắc nơi ấy, núi và đất tạo nên một vùng trũng, gọi là Bàu Đột. Từ đó, một số ngòi nước, ngọn khe tụ lại thành con sông Giát. Sông theo hướng Đông Bắc mà đổ ra biển. Sách xưa gọi đó là nguồn Thai nên cư dân nơi cuối dòng được gọi theo tiếng địa phương, là Kẻ Thơi. Và trải qua bao đời, con người sống trên lưu vực của mạch sông này đã làm cho đất đai mình nổi tên tuổi.

Đến thời trung đại của lịch sử thì có thêm một dòng tộc đến đây cư ngụ mà ông tổ mang họ Hồ. Trần Trọng Kim viết trong sách “Việt Nam sử lược”: rằng: Hồ Quý Ly dòng dõi từ Chiết Giang bên Tàu, tổ tiên là Hồ Hưng Dật, đời Ngũ Quý (thế kỷ X) sang nước ta, ở Bàu Đột, huyện Quỳnh Lưu”.

Từ ý thức tầm nguyên đó mà vào đầu thế kỷ X, sau khi thay ngôi vua của nhà Trần, Hồ Quý Ly đã cử con trai là Hồ Hán Thương vào Bàu Đột xây đền thờ cho tông tộc mình. Cơ sở ấy nay vẫn còn dấu tích. Phía Đông Bắc của vùng núi Mồng Gà cũng là một miền dân cư sớm sầm uất. Cùng đổ về Đông, các mạch nước, ngọn khe từ Bàu Đột tụ lại, tìm lối đi ra biển. Đất đỡ chân người và cư dân ở đây khai sáng ra cách vượt những trở lực để đi tới.

Thị trấn Cầu Giát. Ảnh: Nhật Thanh

Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê

Di tích Văn hóa Óc Eo được tìm thấy trải dài ở các tỉnh Nam bộ, là nền văn hóa thuộc Vương quốc Phù Nam (từ thế kỷ thứ I - VII sau công nguyên). Di tích được phát hiện năm 1942, được Malleret (1901-1970, học giả người Pháp) khai quật lần đầu tiên vào năm 1944.

Quần thể Khu di tích Óc Eo - Ba Thê có diện tích 450ha với nhiều loại hình di tích phong phú, đa dạng. Theo nghiên cứu khảo cổ, vùng đất này trước đây nằm trên trục thủy đạo chính (Lung Lớn) lại gần bờ biển, có vị thế là trung tâm thương mại sầm uất. Nơi đây còn có ngọn núi cao (núi Ba Thê ngày nay) cung cấp nguồn nước ngọt, nguyên liệu đá, cát cho xây dựng, nguyên liệu cho nghề kim hoàn…

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận Khu di tích Óc Eo - Ba Thê là Di tích quốc gia đặc biệt, nhằm tôn vinh giá trị to lớn của 1 trong 3 nền văn hóa cổ Việt Nam là: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo.

Những năm qua, tỉnh An Giang đã tiếp nhận 8.089 hiện vật do nhân dân hiến tặng và kiểm kê được 84 di tích văn hóa Óc Eo trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2015 - 2020, có trên 50.300 lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan, thưởng ngoạn nền văn hóa độc đáo này.

Chùa Linh Sơn (chùa Phật Bốn Tay) dưới chân núi Ba Thê