Địa danh tuy thuộc xã An Cư nhưng lại có điểm giáp ranh với xã An Hảo, lại đi bằng đường Ô Tức Sa của thị trấn Chi Lăng. Đường hơi khó đi nên khuyên các bạn tìm những ai biết đường dẫn đi, nếu không được thì có thể liên hệ với hướng dẫn viên địa phương.
6 thg 6, 2020
Khám phá Thác Otuksa trên Núi Cấm, An Giang
Đến thăm mảnh đất An Giang, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp của núi rừng, đồng bằng, với cảnh vật hữu tình, nhiều điểm đến độc và lạ. Thác Otuksa ở Ô Tức Sa, xã An Cư, Tịnh Biên là dòng thác đẹp, hiểm trở ở An Giang đang thu hút giới trẻ đi băng rừng, lội suối, chinh phục đỉnh núi tới check-in.
5 thg 6, 2020
Trải nghiệm đi Chợ Nổi Ngã Bảy – Hậu Giang
Chợ nổi là một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước, nhắc đến chợ nổi miền Tây thì không thể không nhắc đến chợ nổi Ngã Bảy – Phùng Hiệp. Hình ảnh quen thuộc với du khách là những chiếc ghe chở đầy hàng hóa, cây bẹo cao cao để giới thiệu sản phẩm được bán để người mua dễ chọn lựa. Không chỉ là nét văn hóa độc đáo, là “hồn sông nước”, chợ nổi Ngã Bảy còn lưu dấu bước chân tiền nhân, thể hiện tập quán văn hóa thương hồ của ông cha đã gần một thế kỷ trên vùng đất phù sa màu mỡ.
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời, bởi bề dày lịch sử hơn trăm năm và không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành vào khoảng năm 1915, sau 10 năm đào kênh xáng ở đây. Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Nhiều làng nghề đã hình thành dọc tuyến sông như đóng ghe, đan cần xé, trồng rẫy… Với chợ nổi Ngã Bảy, việc tụ họp tại 7 nhánh sông đã trở thành một nét riêng khó hòa lẫn và sẽ là điều bí ẩn thu hút những ai thích du lịch Miền Tây khám phá, bởi mỗi nhánh sông có một làng nghề đặc trưng không giống nhau… Nơi đây cũng đã đi vào thơ, nhạc càng làm say đắm lòng người.
Chợ Nổi Ngã Bảy xưa
Chợ nổi Ngã Bảy còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng một thời, bởi bề dày lịch sử hơn trăm năm và không khí mua bán nhộn nhịp nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi Ngã Bảy hình thành vào khoảng năm 1915, sau 10 năm đào kênh xáng ở đây. Chợ nằm ngay nơi giao nhau của 7 tuyến sông: Cái Côn, Mang Cá, Búng Tàu, Sóc Trăng, Xẻo Môn, Lái Hiếu, Xẻo Vong. Nhiều làng nghề đã hình thành dọc tuyến sông như đóng ghe, đan cần xé, trồng rẫy… Với chợ nổi Ngã Bảy, việc tụ họp tại 7 nhánh sông đã trở thành một nét riêng khó hòa lẫn và sẽ là điều bí ẩn thu hút những ai thích du lịch Miền Tây khám phá, bởi mỗi nhánh sông có một làng nghề đặc trưng không giống nhau… Nơi đây cũng đã đi vào thơ, nhạc càng làm say đắm lòng người.
Những món ăn ngon đặc sản Hậu Giang níu chân du khách
Nếu ai đã từng đi du lịch Hậu Giang sẽ không thể quên hình ảnh một làng quê yên ả, thanh bình với cánh đồng lúa bát ngát và những vườn trái cây trù phú. Đến Hậu Giang, ngoài việc khám phá các danh lam thắng cảnh của vùng đất này, du khách đừng quên khám phá ẩm thực đặc sản Hậu Giang, thưởng thức những món ăn ngon nổi tiếng như: Khóm Cầu Đúc, bưởi năm roi Phú Hữu cháo lòng Cái Tắc, chả cá thác lác Hậu Giang, bún gỏi già…
Khóm Cầu Đúc
Từ lâu khóm (dứa) Cầu Đúc đã là một trong những đặc sản vang danh khắp Nam kỳ lục tỉnh. Khóm là loại cây gắn bó với người dân xã Hỏa Tiến và Tân Tiến, thành phố Vị Thanh (cách trung tâm TP Vị Thanh khoảng 16 km), tỉnh Hậu Giang. Đây là một trong những vùng khóm lớn nhất tỉnh Hậu Giang. Thương hiệu khóm Cầu Đúc nổi tiếng nhờ vị ngọt thanh thịt màu vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn và ngọt. Đặc biệt, riêng trái khóm có thể để khoảng 10 – 15 ngày vẫn không bị hỏng.
Khóm Cầu Đúc
Thiền Viện Trúc Lâm – Điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh của Hậu Giang
Nếu đi từ Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) về Cần Thơ theo Quốc lộ 61 cũ qua Cái Tắc, đến ngã ba Vĩnh Tường, khu vực Bình Tân, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, bạn sẽ nhìn thấy một cụm công trình kiến trúc tôn giáo rất quy mô đó chính là Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang. Với vị trí đắc địa rất thuận lợi cho việc thăm viếng sinh hoạt tín ngưỡng của người dân trong tỉnh và khách thập phương du lịch Hậu Giang đến tham quan chiêm bái.
Cổng tam quan
Rực rỡ con đường Hoa Phượng ở Hậu Giang
Con đường hoa phượng Hậu Giang dài gần 7km nằm trên quốc lộ 61B đoạn từ cửa ngõ ngã ba Vĩnh Tường vào tới trung tâm thị xã Long Mỹ. Hai bên đường hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời kiến những ai đi trên con đường không khỏi thích thú và cảm thấy choáng ngợp trước khung cảnh vô cùng lãng mạn.
4 thg 6, 2020
Đỏ lửa giữ nghề thổi thủy tinh ở thủ đô
Bằng các công cụ thô sơ và kỹ thuật điêu luyện, người dân ở xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội) từ đời này qua đời khác đã làm ra những sản phẩm gia dụng từ nghề thổi thủy tinh.
11h, Hà Nội nắng cháy đổ lửa. Trong căn xưởng nhỏ gần 20m2 tại thôn Hoàng Xá (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội), anh Lê Xuân Tiến cùng các nhân công vẫn miệt mài đỏ lửa với nghề thổi thủy tinh.
Thổi thủy tinh là nghề truyền thống lâu đời tại xã Thống Nhất (Thường Tín, Hà Nội) - Ảnh: MAI THƯƠNG
11h, Hà Nội nắng cháy đổ lửa. Trong căn xưởng nhỏ gần 20m2 tại thôn Hoàng Xá (xã Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội), anh Lê Xuân Tiến cùng các nhân công vẫn miệt mài đỏ lửa với nghề thổi thủy tinh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)