4 thg 2, 2020

Tháp Phổ Minh – Bảo vật vô giá thời Trần

Cách trung tâm thành phố Nam Định 5 km về phía Tây Bắc, tháp Phổ Minh là một trong số ít công trình kiến trúc lâu đời còn giữ được tương đối toàn vẹn từ thời Trần. 

Nét kiến trúc Phật giáo độc đáo


Tháp Phổ Minh nằm trong khuôn viên chùa Phổ Minh, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Sử sách ghi lại rằng, năm 1308 sau khi Kim Phật Trần Nhân Tông băng hà ở am Ngọa Vân trên ngọn Tử Phong – Yên Tử, con ngài là vua Anh Tông đã đem 7 trong số 21 hạt xá lợi đặt trong cỗ kiệu bát cống bằng đá rồi tháp Phổ Minh được xây dựng lên trên. Xưa kia sân chùa có đặt một chiếc vạc đồng lớn được xếp vào An Nam Tứ Đại Khí nổi danh. Những dấu mốc bằng đá dưới chân tháp chính là dấu còn sót của những chân đỡ của chiếc vạc. Sau khi quân Minh xâm lược đã phá cả tứ đại khí của nước ta với âm mưu làm mất sử sách và những công trình văn hóa để đồng hóa dân ta nên những dấu mốc ấy không còn nữa.

Tháp Phổ Minh ghi dấu những đặc sắc kiến trúc thời nhà Trần. 

Múa trống đôi của người Chăm H’roi

Múa trống đôi là di sản văn hóa độc đáo của người Chăm H’roi. Người ta trò chuyện, tâm tình với nhau qua tiếng trống, trao gửi tâm tư, tình cảm, khát vọng và kết nối cả cộng đồng, kết nối quá khứ, hiện tại, tương lai cũng qua tiếng trống.

Nghệ thuật diễn xướng mang tính thể thao 


Trống đôi, hay còn được gọi là Chigưl là nhạc cụ thuộc họ màng rung có từ lâu đời của người Chăm H’roi ở huyện Vân Canh tỉnh Bình Định, Đồng Xuân, Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Gọi là trống đôi vì trống luôn được diễn tấu theo cặp gồm trống đực và trống cái. Loại nhạc cụ này được dùng khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Chăm H’roi. 

Múa trống đôi độc đáo của người Chăm H’roi. 

Phố Hàng Cá: Con phố cung cấp cá cho cả 36 phố phường Hà Nội xưa

Con phố này từng là nơi tập trung bán cá nên được gọi là trại Tiên Ngư (cá tươi). Trong một thời kỳ dài, các hàng cá nơi đây cung cấp cá cho cả 36 phố phường Hà Nội.

Phố Hàng Cá là con phố dài khoảng 120 mét, kéo dài từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc ở khu vực trung tâm phố cổ Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Đồng Thuận, tổng Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ

Độc đáo làng nghề gốm đỏ Cổ Chiên

Nép mình bên dòng Cổ Chiên thơ mộng, đỏ nặng phù sa của tỉnh Vĩnh Long là những lò gốm mọc lên san sát trông như một “thành phố cổ”, thu hút du khách thập phương mỗi khi tới nơi đây.

“Vương quốc gốm đỏ”


Từ cầu Mỹ Thuận, chúng tôi men theo quốc lộ 53 bên sông Cổ Chiên để tìm về những lò gạch gốm của Vĩnh Long. Từ phía xa, các lò nung màu đỏ au dần hiện rõ. 

Gạch được công nhân xếp vào lò nung. 

Ảnh nhà thờ Lớn Hà Nội 100 năm trước

Được xây dựng từ năm 1884-1887, nhà thờ Lớn hay nhà thờ thánh Giuse là nhà thờ cổ nổi tiếng bậc nhất Hà Nội. Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý về nhà thờ này một thế kỷ trước.

Nhà thờ Lớn nhìn từ phố Nhà Thờ, Hà Nội đầu thế kỷ 20

Nhà thờ cổ hoành tráng nhất Hà Nội

Trái ngược với vẻ trầm mặc cổ kính bên ngoài, không gian bên trong nhà thờ Lớn Hà Nội gây choáng ngợp với vẻ nguy nga tráng lệ hiếm có...

Tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ có quy mô lớn và nổi tiếng bậc nhất Hà Nội