18 thg 8, 2019

Cuộc bình định vùng Tây Bắc của vua Lê

Sau khi bình định vùng Tây Bắc, trên đường quay trở về, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách đá bài văn bia để ghi nhớ sự kiện này, đồng thời răn dạy các tù trưởng cai quản nơi biên giới. Ngày nay bia Lê Lợi đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.

Nằm trong khuôn viên đền thờ vua Lê Thái Tổ thuộc xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn, Lai Châu, bia Lê Lợi là một hiện vật lịch sử đặc biệt về một sự kiện lớn của nước Đại Việt đầu thời Hậu Lê.

Văn bia này ghi lại sự kiện lịch sử vua Lê Thái Tổ thân chinh chỉ huy các đạo quân dẹp phản loạn ở vùng Tây Bắc của đất nước. Đó là sự kiện năm 1431, tù trưởng Đèo Cát Hãn làm phản, liên kết với Kha Đốn - một kẻ phản nghịch ở Ai Lao (nước Lào) quấy nhiễu nơi biên ải, đánh chiếm vùng đất Mường Muỗi (Thuận Châu, Sơn La ngày nay)

17 thg 8, 2019

Giai thoại về tên gọi chùa Bổ Đà ở Bắc Giang

Phía sau tên gọi của chùa Bổ Đà ở Bắc Giang là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết.

Nằm ở xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, chùa Bổ Đà hình thành từ thời nhà Lý, là một ngôi chùa cổ có tầm quan trọng đặc biệt của Phật giáo Việt Nam. Phía sau tên gọi của chùa là một câu chuyện mang màu sắc huyền bí mà không phải ai cũng biết

Tép đồng - món quen mà lạ

Từ tháng 10, khi lũ đã tràn về khắp các cánh đồng ở vùng đầu nguồn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, những con tép, con cá men theo con nước lên đồng đẻ trứng, sinh con. Đến mùa nước “rọt”, chúng lại theo những dòng nước chạy về với sông, với rạch. 

Từ giữa tháng 11 trở đi, tép nhiều vô kể. Chỉ những con tép nhỏ thôi mà cũng có nhiều tên như: Tép riu, tép muỗi, tép đồng…; mỗi vùng một tên. Xứ của tôi là xứ đồng, nên bà con vùng này đặt tên là tép đồng hay tép muỗi. 




Về Gò Công ăn mắm còng

Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về giồng ăn dưa... 

Câu hát ấy đã trở thành câu thành ngữ về những đặc sản của miền Tây Nam bộ.

Rẫy là một vùng đất miền nước mặn. Còng là một loài cua nhưng nhỏ hơn cua. Ở vùng đất rẫy có nhiều loại còng khác nhau: Còng đỏ, còng nha, còng quều, còng xanh. Loại còng gió sống nơi bãi biển. Loại còng ba khía thì sống theo miệt rừng chồi nước mặn. Trong số các loại còng, còng đỏ là loại có thể làm ra loại mắm thượng hạng, làm mê đắm lòng thực khách. Trong số các địa phương miền Tây, xứ Gò Công (Tiền Giang) có bí quyết làm món mắm còng thượng hảo hạng. 

Những điều chưa biết về lăng mộ Hoàng gia

Ông Phan Văn Dũng, người đang trông coi lăng mộ Hoàng gia nói với chúng tôi: “Lăng này xây dựng năm 1927. Đã có nhiều du khách đến đây tham quan lầm tưởng đây là nơi thờ tự bà Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, mẹ ruột của vua Tự Đức), nhưng thực tế đây là lăng mộ thờ ông Phạm Đăng Hưng (cha ruột bà Từ Dũ, tức ông ngoại vua Tự Đức). Tôi nghĩ, các cơ quan truyền thông, văn hóa, lịch sử cần giải thích rõ vấn đề này để tránh sự nhầm lẫn”. 

Bên ngoài lăng mộ. 

Huyện Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, sau đó chia tách thành 4 đơn vị hành chính là: TX. Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông. Lăng mộ Hoàng gia nay thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX. Gò Công.

Những địa danh, di tích "ngựa" ở Tiền Giang

Ngày xưa, đường bộ ở vùng đất Nam kỳ chưa phát triển, việc đi lại, vận chuyển chủ yếu bằng ghe xuồng. Năm 1792, chúa Nguyễn đắp đường Thiên Lý từ Gia Định về Cái Thia, lập các trạm mục, cấp ngựa cho trạm phu để thực hiện các công việc hỏa tốc vào mùa khô, nhưng mùa mưa họ vẫn sử dụng ghe thuyền để chuyển công văn giấy tờ. 

Đến khi người Pháp chiếm đất Nam kỳ, thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, mở mang giao thông đường bộ cùng với các phương tiện cơ giới khác như tàu chạy bằng máy hơi nước, xe lửa… thì việc dùng ngựa dần dần phổ biến, nhưng chỉ trong giới thượng lưu và quan chức; còn người bình dân vẫn thích dùng xe trâu, xe bò. 


Chợ Vòng Nhỏ.