10 thg 4, 2019

Ngắm những cây cầu ngói độc đáo ở Ninh Bình

Ninh Bình được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh du lịch nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan.

Cầu ngói Phát Diệm, được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Ảnh: NT 

Ngoài những khu du lịch nổi tiếng như: Quần thể danh thắng Tràng An, Chùa Bái Đính, Tam Cố - Bích Động… Quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm và những cây cầu ngói đẹp thơ mộng bắc qua dòng sông Ân (huyện Kim Sơn, Ninh Bình) hiện đang là điểm tham quan du lịch nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế lựa chọn mỗi khi đặt chân tới Ninh Bình.

Chiêm ngưỡng trận địa cọc cổ của trận thủy chiến Bạch Đằng lừng danh

Trận thủy chiến năm 1288 trên sông Bạch Đằng, thuộc địa bàn huyện Yên Hưng xưa, nay là thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh của quân dân Đại Việt, dưới sự chỉ huy của Quốc công Tiết chế Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuần cùng với Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, không chỉ phá vỡ hoàn toàn âm mưu xâm lược Đại Việt, mà còn chặn đứng đường tiến công chinh phục châu Á của đội quân hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Một phần của trận địa cọc cổ đó, đã góp phần tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo binh thuyền hùng mạnh của quân xâm lược Nguyên Mông do Ô Mã Nhi chỉ huy gồm 600 chiến thuyền và 40.000 quân, hiện vẫn được lưu giữ những ruộng đồng, hồ ao ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, chỉ có bãi cọc Yên Giang lộ thiên để phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan, học tập; 2 bãi cọc khác, sau khi khai quật, lại tạm phủ đất, bùn lên để được bảo quản tốt hơn.

Bãi cọc cổ của trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên Giang năm 1958 

Truyền thuyết đá nổi

Theo truyền thuyết, đồng đá nổi (Thoại Sơn) rộng lớn xưa kia từng xuất hiện hàng hà loại đá có hình thù đa dạng. Xen lẫn trong đó là nhiều câu chuyện về những tay “săn đá”, “săn vàng” với giấc mộng giàu sang. Cũng từ đó, hàng loạt câu chuyện kỳ bí xoay quanh đồng đá nổi cũng như miếu đá nổi được người dân lưu truyền đến nay. 

Ly kỳ chuyện lấy đá, “săn vàng” 

Người dân thờ cúng nhiều phiến đá trên đồng đá nổi ngày ấy 

Đậm đà bún mắm nêm

Trên "bản đồ ẩm thực" Đà Nẵng, bún mắm nêm "nghiễm nhiên" có vị trí hết sức nổi bật bên cạnh những đặc sản hấp dẫn khác như mỳ Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh tráng cuốn thịt heo... 

Bún mắm nêm Đà Nẵng. 

Đã là người con gốc Quảng thì đều từng "trải nghiệm" hương vị đặc biệt của món bún gây nghiện này. Món ăn đậm bản sắc vùng miền này được gọi là bún mắm nêm, bún mắm Đà Nẵng hay bún mắm miền Trung để phân biệt với bún mắm đặc sản của miền Tây Nam Bộ (món bún có nước lèo được nấu chỉ lấy cốt từ cá linh, cá sặc đồng, sau khi chan nước lèo vào tô bún xếp lên cá hấp, lát thịt ba rọi, tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm).

10 năm và cuộc đổi đời của một điểm đến

Người Đà Nẵng trước đây có câu “Bất đáo Bà Nà phi hảo hán” - nghĩa là chưa lái xe lên được tuyến Bà Nà thì chưa phải hảo hán, bởi đường lên Bà Nà rất hiểm trở. Người Đà Nẵng nay tự hào: “Chưa đi chưa biết Bà Nà/ Đi rồi mới biết đâu là cõi tiên”. 

Hiện tượng Cầu Vàng (từ tháng 6-2018) đã tạo nên sức hút đặc biệt với điểm đến Bà Nà Hills. Ảnh: Đ.T 

9 thg 4, 2019

Làng nghề bánh tráng Lựu Bảo

Cách Thành phố Huế 8 km, làng Lựu Bảo (Hương Hồ, Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) từ lâu đã nổi tiếng xa gần với nghề làm bánh tráng, bánh ướt phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài địa phương; sản phẩm có chất lượng cao đã tạo nên thương hiệu làng nghề từ xưa đến nay.

Tảo tần với nghề bánh

Làng Lựu Bảo hình thành vào cuối thế kỷ XV, ca dao Huế nói về làng nghề: “Ai về Lựu Bảo làm chi/ Bánh tráng, bánh ướt gánh đi, gánh về”; tương truyền, bánh tráng là món “lương khô” được ra đời trong thời gian chuẩn bị lương thực cho cuộc hành quân thần tốc Bắc phạt, của nghĩa quân Tây Sơn. Ngày nay, bánh tráng vẫn là một món ăn rất đặc trưng của người miền Trung.

Làm bánh lâu năm bà Bông thao tác rất điêu luyện.