17 thg 3, 2019

Vị ngọt rau rừng Thất Sơn

Ngày nay, rau rừng hoang dại ở Bảy Núi đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách... 

Rau sạch trứ danh
Mùa mưa, dưới những tán rừng bạt ngàn ở Bảy Núi, loài thực vật núi phát triển xanh tốt. Đặc biệt, ở núi Cấm (cao trên 716m, thuộc huyện Tịnh Biên), với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ nên rau núi sinh trưởng quanh năm. Những lão “sơn dân” ví von, núi Cấm hứng mây mù lãng đãng, từng chồi non của loài rau hoang dại chắt lọc được tinh túy đất trời, mang vị ngọt lành và tính dược thanh khiết. Bên những dòng suối chảy róc rách, các loại rau như: kim thất, đọt chảo, bình bát, càng cua, bồ ngót, xà lách xoang, cải trời… mọc xanh mơn mởn. Anh Nguyễn Văn Sớt, một sơn dân sống lâu năm trên núi Cấm nói rằng, muốn thưởng thức món canh cua núi ngon trứ danh, bà con ở đây chỉ cần men theo dòng suối bắt cua và hái một nắm đọt chảo cho vào nồi là có nồi canh ngọt lừ, không cần phải dùng đường hay bột nêm.

Độc đáo ẩm thực Bảy Núi

Nhắc đến Bảy Núi, người ta hay liên tưởng đến vùng đất của những điểm check-in lý tưởng với phong cảnh hùng vĩ, trữ tình. Tuy nhiên, Bảy Núi còn là thiên đường ẩm thực với những món ăn dân dã, đậm chất văn hóa địa phương.

Ẩm thực theo “địa điểm”
Cháo bò Tri Tôn, gà đốt Ô Thum hay bánh canh Vĩnh Trung là 3 trong nhiều món ăn thú vị mang phong cách ẩm thực theo “địa điểm” tại vùng Bảy Núi. Có lẽ, nơi xuất phát đặc sản được thực khách gắn cho món ăn như một kiểu chỉ dẫn địa lý để người khác theo đó mà tìm đến. Có dịp đến Bảy Núi nhiều lần nên chúng tôi có điều kiện thưởng thức những món ăn đặc trưng này. Nếu cháo bò Tri Tôn trở nên gần gũi thì gà đốt Ô Thum càng nổi tiếng hơn với thực khách gần xa, nhất là những bạn trẻ đam mê “xê dịch” . 

Món gà đốt Ô Thum ngon khó cưỡng 

15 thg 3, 2019

Đèn bốn ngọn - một phần không thể thiếu của Long Xuyên

Chẳng biết từ bao giờ, tên gọi “vòng xoay đèn bốn ngọn” (hay gọi tắt là “đèn bốn ngọn”) lại phổ biến ở TP. Long Xuyên đến thế, trở thành biểu tượng riêng có của thành phố. Khách phương xa đến Long Xuyên, gì thì gì cũng từng đi ngang hoặc biết đến khu vực này. Người dân địa phương lại càng thân thuộc với đèn bốn ngọn hơn, bởi cuộc sống của họ gắn liền với những vòng chuyển động quanh ngọn đèn…

Đó là một trụ đèn hình tháp, nằm ngay trung tâm nội ô TP. Long Xuyên, tạo thành vòng xoay, kết nối điểm giao giữa đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và Hà Hoàng Hổ. Bốn góc của trụ đèn nhìn ra 4 phía, bao quát cả thành phố. Trên đỉnh là chùm đèn hình oval, như hàng trăm nhụy hoa nở rộ. Toàn bộ bóng đèn là màu trắng ngọc trai, tròn trịa, xinh xắn. Chóp đỉnh gắn 1 bóng đèn trắng có kích thước to gấp mấy lần các bóng đèn khác. Nhìn từ xa, đèn bốn ngọn mang đậm nét trang nhã và dịu dàng, như những cô gái xuân thì của nhiều thập niên trước. Ban đêm, ánh sáng trắng từ chùm đèn tô điểm cho thành phố thêm rực rỡ, trở thành điểm nhấn thú vị khi ngắm toàn thành phố từ trên cao. Những ai trót mê mẩn nét đẹp cổ điển, thanh lịch ấy của đèn bốn ngọn, chắc chắn sẽ rất hoài niệm về chúng mỗi khi đi xa.

Về đình Thoại Ngọc Hầu tìm hiểu bia Thoại Sơn

Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu gắn với bia Thoại Sơn (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn) trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí.

Theo lời kể của các cao niên, đầu thế kỷ XIX, vùng núi Sập hoang vu, mịt mù cây rừng, cỏ dại, đất đai khai khẩn chưa được bao nhiêu, người dân sinh sống thưa thớt, các lạch nước tuy có sẵn tự bao giờ nhưng rất nhỏ hẹp, bùn đọng, cỏ, cây giăng lắp. Trước đây, sông Đông Xuyên (nay là Long Xuyên) chỉ kéo dài đến Ba Bần, mọi sự đi lại của ghe tàu từ các tỉnh ĐBSCL sang Rạch Giá, Hà Tiên và ngược lại phải dùng đường biển vòng xuống Cà Mau.

Năm 1817, khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh, ông chủ trương đào kênh Đông Xuyên - Rạch Giá. Sau khi được vua Gia Long chấp thuận, đầu mùa xuân năm 1818, ông chỉ huy 1.500 dân binh khởi công đào kênh. Kênh đào theo lạch nước cũ nên thuận lợi dễ dàng, trải qua 1 tháng đã hoàn thành công trình. Kênh có bề rộng 20 tầm (hơn 50m), chiều dài tới Rạch Giá 12.400 tầm (hơn 31km). Kênh Đông Xuyên-Rạch Giá là kênh đào sớm nhất ở miền Nam, rất quan trọng cho việc giao thông vận tải đường sông và phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của vùng đất Thoại Sơn như ngày nay. Công trình đào kênh hoàn tất, Thoại Ngọc Hầu vẽ bản đồ và báo cáo với triều đình Huế được vua Gia Long khen ngợi, ra lệnh lấy tên Thoại Ngọc Hầu đặt cho tên sông là Thoại Hà. Lại thấy trên bờ đông của sông Thoại Hà có một trái núi gọi là núi Sập, liền cho cải tên là Thoại Sơn.

Bia đá được dịch lại phía ngoài sân đình 

Cuối tuần, vãn cảnh núi Ba Thê

Là ngọn núi cao nhất của huyện Thoại Sơn, núi Ba Thê sở hữu vẻ đẹp rất riêng. Nếu có dịp đến nơi này, du khách sẽ được đắm chìm trong khung cảnh thanh bình, trầm lắng…

Với độ cao 221m, núi Ba Thê không là thử thách đối với những phượt thủ. Tuy nhiên, việc lên núi bằng xe gắn máy cũng không hề đơn giản với những tay lái vốn chỉ quen đi trên những cung đường ở đồng bằng. 

Người Sê đăng ở làng Kon Pring làm du lịch cộng đồng

Người Sê đăng, làng Kon Pring phát huy giá trị văn hóa bản địa, cùng lợi thế khí hậu, cảnh quan biến nơi đây đang là điểm đến nhiều du khách lựa chọn.

Không mãi cam chịu đói nghèo lạc hậu, 70 hộ dân tộc thiểu số Sê đăng ở làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện đặc biệt khó khăn Kon Plông, tỉnh Kon Tum chọn hướng phát triển du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế. Nhờ phát huy được giá trị văn hóa bản địa, cộng với lợi thế về khí hậu, cảnh quan môi trường, Kon Pring đang là điểm đến được nhiều du khách gần xa lựa chọn dịp Xuân này.

Kon Pring ẩn mình trong màu xanh của núi rừng.