15 thg 3, 2019

Chùa Vạn Niên - ngôi chùa cổ linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay.

Tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long

Tìm về đất tổ của nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

Vùng đất Đông Triều là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh đặc sắc của vương triều Trần với hệ thống tổ miếu, lăng tẩm, chùa tháp quy mô.

Chính sử coi Đông Triều là quê gốc của vương triều Trần (1225-1400), trước khi chuyển về Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) và phát tích Đế vương ở đó vào khoảng thế kỷ 12. Từ đời Trần Thái Tông, Vua đã cấp An Sinh (Đông Triều) cho anh mình là Trần Liễu làm đất thang mộc để trông coi phần mộ, thờ cúng tổ tiên

Khu công viên bỏ hoang tự nhiên nổi tiếng ở Huế

Khu du lịch Hồ Thủy Tiên được công ty Haco Huế đầu tư xây dựng từ đầu năm 2000-2006, nhưng hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa.

Được biết, khu du lịch Hồ Thủy Tiên được công ty Haco Huế đầu tư xây dựng từ đầu năm 2000-2006 thì đưa vào hoạt động giai đoạn 1. Nhưng các dự án thực hiện không đồng bộ nên hoạt động không hiệu quả. Năm 2011, khu du lịch chính thức đóng cửa để nghiên cứu lập dự án mới. Vào đầu năm 2016, sau bài viết giới thiệu về công viên Hồ Thuỷ Tiên như một điểm đến thú vị cũng không kém phần ma mị của tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã thu hút những người ưa mạo hiểm, trong đó có nhiều du khách nước ngoài tới khám phá

Du xuân thưởng thức ẩm thực Tây Thiên

Hành hương về núi Tây Thiên (Vĩnh Phúc) du xuân, du khách sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của vùng đất này.

Vào xuân, mỗi ngày danh thắng Tây Thiên đón hàng vạn du khách

Đàn đá Lộc Hòa, nhạc cụ chế tác tinh xảo của người tiền sử

Vừa qua, Bộ Đàn đá Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) đã vinh dự được Chính phủ ký Quyết định công nhận là bảo vật Quốc gia. Hiện vật đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Bình Phước. Bảo vật Quốc gia Đàn đá Lộc Hòa - bộ nhạc cụ có kỹ thuật chế tác tinh xảo của người tiền sử, với niên đại trên 3.000 năm. Đây là minh chứng tiêu biểu cho sự hiện diện của người cổ xưa trên mảnh đất Bình Phước, chứng minh bề dày truyền thống của những cư dân đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất này.

Đàn đá Lộc Hòa là nhạc cụ có kỹ thuật chế tác tinh xảo của người tiền sử

14 thg 3, 2019

Dấu ấn Việt Nam qua "Nét cũ dấu xưa"

Hơn 130 cổ vật mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến công chúng trong triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" do Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh. 

Phần lớn những hiện vật trong “Nét cũ dấu xưa” thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân, được chia thành nhiều chủ đề khác nhau, gồm: vũ khí, đồ dùng uống trà, ấn chương (con dấu), pháp lam (đồng tráng men), gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu.... Tại triển lãm, ngoài các hiện vật có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam, còn có sự đóng góp của các đồ vật do Trung Quốc và Nhật Bản chế tác.

Hiện vật trưng bày tại triển lãm có rất nhiều loại vũ khí cổ đa dạng về loại hình, kiểu dáng, chất liệu, trong đó đáng chú ý là chiếc qua (thông dụng trong chiến tranh thời cổ với các công dụng lợi hại: đâm, móc, bổ, chém, quét, lia) và kris (một loại đoản kiếm hộ thân, ngoài làm khí giới còn mang ý nghĩa tâm linh mang lại sự may mắn, sức mạnh và quyền lực). Ngoài ra, nhóm cổ vật kim khí còn có bộ sưu tập mũi giáo, qua đồng có niên đại từ 2000 năm đến 2500 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai là những hiện vật quý hiếm chứa đựng thông tin khảo cổ rất giá trị.

Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm trong chuyên đề “Nét cũ dấu xưa” tại bảo tàng Lịch sử TP.HCM.