Bloong, bloong, blinh, blinh... những thanh âm kỳ diệu vang lên từ sân sau Bảo tàng tỉnh lan xa theo triền sông Đăk Bla, khi bổng khi trầm, quấn quýt, dồn đuổi nhau như suối ngàn... Tôi đọc được sự bất ngờ và thích thú trên gương mặt của những du khách Hàn Quốc.
1. Ấy là tôi đang được thưởng thức "món lạ" đàn t'rưng nước, hay còn gọi là đàn suối, ting gling ở Bảo tàng tỉnh, nhân dịp tổ chức Tuần Văn hóa – du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 4/2018.
Nếu như không có Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nguyễn Văn Quang giới thiệu, hẳn rằng tôi sẽ không bao giờ tin, thanh âm làm tôi ngây ngất kia lại xuất phát từ những ống lồ ô khô sắp đặt xiêu xiêu bên con suối nhân tạo róc rách chảy.
8 thg 1, 2019
Thuyền độc mộc giữa dòng trôi
Không hiểu thuyền độc mộc có tự lúc nào, nhưng từ khi mới sinh ra, già A Hyơh đã thấy cha ông của mình dùng thuyền độc mộc để đánh cá, để làm phương tiện lên rẫy. Thời gian trôi nhanh như con nước, tuổi thơ của già A Hyơh càng thêm gắn bó với chiếc thuyền độc mộc, qua những tháng ngày theo cha đi đánh bắt cá và được cha chỉ dạy cách đục đẽo những chiếc thuyền nhỏ lướt êm trên sông nước…
Độc đáo thuyền độc mộc
Già A Hyơh (ở làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) chỉ tay về phía 5 chiếc thuyền độc mộc nằm dưới gầm nhà sàn giới thiệu với chúng tôi bằng giọng buồn tênh: Đây là những chiếc thuyền của UBND xã gửi để phục vụ cho những cuộc đua thuyền độc mộc được tổ chức hàng năm. Còn với bà con dân làng nơi đây, bây giờ, chỉ còn ít gia đình dùng thuyền để đi đánh bắt cá trên sông...
Theo như lời kể của già A Hyơh, ngày trước, thuyền độc mộc không phải “nằm ngủ” dưới gầm nhà sàn, tránh mưa tránh nắng như bây giờ mà là phương tiện chính giúp người Gia Rai đi được xa hơn và nhất là mỗi buổi chiều đi rẫy về, trên những khoang thuyền luôn đầy ắp sản vật mà thiên nhiên ban tặng…Với những gia đình người Gia Rai xưa kia, thuyền độc mộc là một phần tài sản như con trâu, chiếc ghè, bộ chiêng vậy.
Độc đáo thuyền độc mộc
Già A Hyơh (ở làng Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy) chỉ tay về phía 5 chiếc thuyền độc mộc nằm dưới gầm nhà sàn giới thiệu với chúng tôi bằng giọng buồn tênh: Đây là những chiếc thuyền của UBND xã gửi để phục vụ cho những cuộc đua thuyền độc mộc được tổ chức hàng năm. Còn với bà con dân làng nơi đây, bây giờ, chỉ còn ít gia đình dùng thuyền để đi đánh bắt cá trên sông...
Theo như lời kể của già A Hyơh, ngày trước, thuyền độc mộc không phải “nằm ngủ” dưới gầm nhà sàn, tránh mưa tránh nắng như bây giờ mà là phương tiện chính giúp người Gia Rai đi được xa hơn và nhất là mỗi buổi chiều đi rẫy về, trên những khoang thuyền luôn đầy ắp sản vật mà thiên nhiên ban tặng…Với những gia đình người Gia Rai xưa kia, thuyền độc mộc là một phần tài sản như con trâu, chiếc ghè, bộ chiêng vậy.
5 thg 1, 2019
Cánh đồng cúc chi nở rộ ở Hưng Yên
Những cánh đồng hoa cúc chi Hưng Yên đang rực sắc vàng những ngày giáp Tết Dương lịch, làm xốn xang con tim du khách khi ghé thăm.
Cánh đồng hoa cúc chi này thuộc thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Cúc chi (hay kim cúc, hoàng cúc) đượm vàng như báo hiệu mùa xuân tới.
Loài cúc bé nhỏ này có tên gọi khác là "cúc Tiến Vua" vì ngày xưa được dân trồng dâng lên Vua để uống bồi bổ cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt hay giải độc.
Cánh đồng hoa cúc chi vàng rực - Ảnh: NGUYỄN TÙNG DƯƠNG
Cánh đồng hoa cúc chi này thuộc thôn Nghĩa Trai, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Cúc chi (hay kim cúc, hoàng cúc) đượm vàng như báo hiệu mùa xuân tới.
Loài cúc bé nhỏ này có tên gọi khác là "cúc Tiến Vua" vì ngày xưa được dân trồng dâng lên Vua để uống bồi bổ cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt hay giải độc.
Mê mẩn với loài hoa dã quỳ trắng tinh khôi độc đáo tại Đà Lạt
Vào thời điểm này, không khó để bắt gặp trên các cung đường của TP Đà Lạt, Lâm Đồng một màu vàng rực của loài hoa dã quỳ. Tuy nhiên, mới đây một người dân địa phương đã nhân giống thành công dã quỳ trắng, màu trắng tinh khôi của loài hoa đã khiến bao du khách mê mẩn.
Là một giống đột biến từ dã quỳ vàng, dã quỳ trắng được nhân giống trong một góc vườn của người dân Đà Lạt. Thoạt nhìn những bông hoa dã quỳ trắng nhiều người sẽ nhầm lẫn với hoa xuyến chi, vì cánh hoa cũng có màu trắng, nhụy vàng, tuy nhiên bông dã quỳ trắng to hơn xuyến chi và nhỏ hơn dã quỳ vàng.
Là một giống đột biến từ dã quỳ vàng, dã quỳ trắng được nhân giống trong một góc vườn của người dân Đà Lạt. Thoạt nhìn những bông hoa dã quỳ trắng nhiều người sẽ nhầm lẫn với hoa xuyến chi, vì cánh hoa cũng có màu trắng, nhụy vàng, tuy nhiên bông dã quỳ trắng to hơn xuyến chi và nhỏ hơn dã quỳ vàng.
Cây dã quỳ trắng độc đáo tại Đà Lạt đã thu hút bao du khách đếm tham quan và chụp ảnh
Cánh đồng hoa lau trắng như mây giữa dòng Trà Khúc
Thời điểm giao mùa, những vạt cỏ lau giữa dòng sông Trà Khúc đồng loạt bung hoa nhuộm trắng cả một quãng sông. Hoa lau trắng muốt như mây trời xen lẫn với nước xanh, cát vàng tạo nên khung cảnh thanh bình say đắm lòng người.
Những ngày này, đoạn sông Trà Khúc chảy qua địa bàn xã Tịnh Long (TP. Quảng Ngãi) bạt ngàn hoa cỏ lau. Theo người dân địa phương, khoảng cuối Thu, đầu Đông là cây lau nở hoa. Hoa lau nở đồng loạt và kéo dài khoảng 1 tháng. "Khi những cơn mưa lớn đầu mùa kết thúc là lúc cây lau nở hoa. Ở đây người dân gọi đó là cây bói. Năm nay lũ về muộn nên hoa lau nhiều và đẹp hơn", ông Trương Thanh Nam cho biết.
Chùa Tây Tạng
Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất"
Chùa Tây Tạng do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)