19 thg 12, 2018

Chợ nổi Long Xuyên mùa gió bấc

Trong cái se lạnh của tiết trời cuối năm, ngồi trên chiếc đò chèo, thưởng thức tô bún riêu, nhâm nhi một ly cà phê buổi sáng, thả hồn bồng bềnh theo con nước, mang lại cảm giác lâng lâng khó tả. Dạo chợ nổi Long Xuyên, điểm hấp dẫn không chỉ bởi các món ăn dân dã, các loại rau, củ, quả tươi ngon mà còn khám phá được nét sinh hoạt sông nước truyền thống của người miền Tây.

Độc đáo miền sông nước
Chẳng ai nhớ chợ nổi Long Xuyên hình thành từ khi nào, kể cả những người gắn bó gần cả đời với chợ nổi. Khi mà giao thông đường bộ chưa phát triển, người dân còn quen mua, bán bằng xuồng, ghe trên sông, chợ nổi Long Xuyên đã xuất hiện. Ngày nay, dù giao thông đường bộ phát triển, hệ thống chợ, siêu thị hình thành rất nhiều trên đất liền, chợ nổi vẫn tồn tại và giữ nguyên vẹn hình thức sinh hoạt như xưa, trở thành nét văn hóa độc đáo miền sông nước.

18 thg 12, 2018

Đánh thức tiềm năng du lịch Cần Đước

Cần Đước là vùng đất văn hóa, giàu truyền thống cách mạng, được công nhận Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An. Đây cũng là vùng đất giàu tiềm năng du lịch. Nếu được quan tâm đầu tư, Cần Đước hứa hẹn sẽ là điểm đến thú vị đối với du khách.

Du khách tìm hiểu về lịch sử di tích Nhà Trăm Cột qua lời giới thiệu của chủ nhà 

Sức bật Măng Ri

Nói đến Măng Ri, hầu như mọi người dân Kon Tum đều biết, bởi nơi đây không chỉ nổi tiếng với cây dược liệu quý – sâm Ngọc Linh mà còn là mảnh đất có bề dày truyền thống cách mạng - là Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum trong kháng chiến chống Mỹ.

Xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) là vùng đất có truyền thống đấu tranh cách mạng nổi tiếng của tỉnh. Nơi đây từng là Khu căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp tỉnh. Phát huy truyền thống cách mạng, ngày nay Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Măng Ri đang ra sức lao động sản xuất, tận dụng những lợi thế sẵn có của vùng đất này để từng bước phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân.

Xã Măng Ri có 6 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào dân tộc Xơ Đăng. Theo những già làng ở xã Măng Ri cho biết, xã được lấy tên Măng Ri theo tiếng Xơ Đăng có ý nghĩa là từ ghép tên của cây đa và cây măng sâm lũ, một trong những loại cây có nhiều trên địa bàn xã và thường được bộ đội sử dụng làm thực phẩm trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.


Chăm sóc sâm Ngọc Linh 


Trên đỉnh Trà Sư

Trong dịp tình cờ, chúng tôi được người bạn dẫn đi chinh phục đỉnh núi Trà Sư. Ngọn núi cao chưa đầy 150m nằm bên cạnh thị trấn Nhà Bàng (Tịnh Biên) này có những nét đẹp riêng và tiếp đón khá đông khách hành hương đến cúng viếng.

Việc thăm đỉnh Trà Sư là mong muốn của chúng tôi từ lâu nhưng chuyến đi núi vừa qua thực sự nằm ngoài kế hoạch. Do đó, tôi leo núi với chiếc ba lô lỉnh kỉnh đồ đạc và đôi giày vốn không phù hợp cho những chuyến dã ngoại mướt mồ hôi như thế này.

Theo lời người bạn, đỉnh Trà Sư không quá cao nhưng đường lên đó chủ yếu là thang dốc men theo triền núi dựng đứng. Bởi thế, việc lên tới độ cao gần 150m thực sự là một thử thách “rất đã” với những ai quanh năm chỉ quen sống ở đồng bằng. 

Một góc thị trấn Nhà Bàng nhìn từ đỉnh Trà Sư 

17 thg 12, 2018

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt do Phật hoàng Trần Nhân Tông khởi lập từ thế kỷ 13. Sau nhiều năm tháng, thiền phái này bị quên lãng. Từ năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ là người đã gầy dựng lại Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó Ngài đã cho xây dựng nhiều thiền viện Trúc Lâm trên khắp cả nước (và cả ở nước ngoài), trong đó được biết đến nhiều nhất là Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng (tức Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, 1993), Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh, 2002), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc, 2005)... Thế nhưng mãi đến năm 2012 vẫn chưa hề có ngôi thiền viện Trúc Lâm nào ở miền Tây Nam bộ (trong khi sinh quán của ngài Thích Thanh Từ là ở Vĩnh Long, thuộc miền Tây Nam bộ).

Để thỏa ước mong của Phật tử nơi đây về một nơi tu tập, ngôi Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công năm 2012 tại Tiền Giang, và khánh thành ngày 22/11/2015. Gần như đồng thời, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được khởi công tại Cần Thơ ngày 16/7/2013, khánh thành ngày 17/5/2014. Kế đến là Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh, khởi công năm 2014, khánh thành ngày 31/1/2016.

Ngôi chánh điện
.

Di tích quốc gia nơi cực Nam Tổ quốc

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ là một công trình có ý nghĩa đặc biệt đối với ngành Tài chính nhằm tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp to lớn của thế hệ đi trước, qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp của ngành Tài chính Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thành công không bao lâu, ngày 23/9/1945 cả Nam Bộ lại đứng lên kháng chiến chống Pháp. Trước nhu cầu cấp thiết phải phát hành giấy bạc Việt Nam để chủ động điều hành kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm cuộc kháng chiến lâu dài, ngày 1/11/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 102/SL cho phép Nam Bộ phát hành tín phiếu riêng. Nhưng nhờ đã “Việt Nam hoá” trên 100 triệu đồng Ðông Dương, nên việc thi hành sắc lệnh trên được tạm hoãn. Sau đó, để bớt khó khăn cho Nam Bộ, bằng Sắc lệnh số 147/SL ngày 2/3/1948, Chính phủ Trung ương lại cho phép phát hành tại Nam Bộ giấy bạc Việt Nam, gọi là giấy bạc Trung ương.

Ðể in giấy bạc, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được thành lập tại chiến khu bưng biền Ðồng Tháp Mười (huyện Mộc Hoá, tỉnh Ðồng Tháp) do ông Ngô Tấn Nhơn, đặc phái viên của Chính phủ làm Trưởng ban. Ðể che mắt địch, Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ được mang biệt danh “Ban Trồng tỉa số 10”. 

Bia kỷ niệm Ban Ấn loát đặc biệt Nam Bộ, nơi giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Ảnh: THANH QUANG