23 thg 10, 2018

Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao 986 mét so với mực nước biển và được xem là cao nhất Đông Nam bộ. Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Cũng theo các bậc kỳ lão, tên gọi núi gắn liền với những giai thoại ly kỳ của Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Ngày nay, cứ đến dịp rằm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, cả triệu lượt khách hành hương khắp nơi tìm về núi Bà Đen để viếng, bái Linh Sơn Thánh Mẫu.

22 thg 10, 2018

Bún cá Kiên Giang

Nói một cách không ngoa là người miền châu thổ sông Cửu Long rất khôn khéo trong cách đặt tên cho sản phẩm của quê hương. Chỉ nghe tên gọi, du khách có thể liên tưởng ngay đến thành phần tạo nên sản phẩm, vị trí địa lý nơi ra đời; và có thể so sánh với sản vật của nơi khác như bún mắm Trà Vinh, tàu hủ ky Bình Minh, bánh xèo Vườn nhãn Bạc Liêu,...


Riêng Kiên Giang, thiên nhiên có phần ưu ái cho vùng đất này vì ở đồng bằng sông Cửu Long, đây là tỉnh có biển, có đảo, có rừng và có cả đồng bằng phì nhiêu, nhiều sông rạch với nhiều sản vật phong phú đa dạng là hệ động thực vật, đặc biệt là thủy-hải sản.

Có một “thung lũng vàng Tú Lệ” ở miền Tây xứ Nghệ

Vào mùa lúa chín, bức tranh phong cảnh đa sắc màu trên cánh đồng của người dân xã Hạnh Dịch, huyện miền núi Quế Phong níu giữ bước chân của những du khách khi đến với mảnh đất này. Có nhiều người ví rằng, cánh đồng Hạnh Dịch như một thung lũng Tú Lệ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ở miền Tây Nghệ An. 

Xã Hạnh Dịch (Quế Phong) hiện có hơn 2.000 đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Người Thái ở xã Hạnh Dịch thuộc hai dòng chính là Tày Thanh (một số nơi phát âm là Táy) và Tày Mường. Ảnh: Thành Cường 

Hồ Goong mơ màng trong yên bình mùa thu

Khi trời trở lạnh, nắng bắt đầu vàng mật hơn, một góc hồ Goong quen thuộc với người dân phố Vinh như trở nên mơ màng hơn dù nhịp sống hàng ngày vẫn vậy, dù con đường nhỏ và hàng cây, bãi cỏ vẫn chẳng khác mọi ngày. 

Những ngày mùa thu yên bình đến lạ với màu nắng vàng hanh hao xuyên qua kẽ lá trước khi buông mình xuống mặt hồ. Ảnh: Lê Thắng 

"Ngon đã mồm" với món lươn cay nồng xứ Nghệ ngày gió mùa

Nhiều người nói rằng, đến Nghệ An mà chưa thưởng thức các món lươn thì xem như… chưa đến! Dẫu biết là bởi quá yêu, quá mê mảnh đất và đặc sản xứ này mà có phần quá lời vậy, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, các món từ lươn đồng ở Nghệ An quả thực hết chỗ chê. Ngày trời se lạnh, ngồi bên quán sáng vỉa hè hay nhà hàng sang trọng, “dõng dạc” gọi tô cháo lươn, súp lươn, hoặc lươn xào sả ớt để thấm thía vị ngọt ngon đến gắp cuối cùng. 

Hình như con lươn là loài thủy sản nước ngọt có ở khắp đồng ruộng bãi bờ trên đất nước Việt Nam. Các món ngon từ lươn cũng rất đa dạng: miền Nam có lươn nổ muối, canh chua lươn trái giác, lươn cuốn thịt rán giòn, lươn um nước dừa…; miền Bắc có lươn om chuối, miến lươn, lươn hấp muối sả… Mỗi vùng mỗi miền có một kiểu nấu khác nhau, riêng ở Nghệ An, chỉ vài ba cách chế biến dân dã đã đủ làm nên thương hiệu “lươn xứ Nghệ” nức tiếng gần xa.

Cháo lươn Nghệ An. Ảnh: Trung tâm XTDL tỉnh 

Mùa hoa lau hoang sơ phía núi

Vào mùa thu, ven những sông suối ở huyện miền núi Quỳ Hợp, hoa lau nở trắng xóa tạo nên khung cảnh kỳ thú. 

Những ngày cuối thu, đến huyện miền núi Quỳ Hợp, đi qua bản Còn xã Châu Quang, thấy trắng xóa những bãi lau nhỏ ven suối Nậm Tôn. Bản Còn trước đây là một phần của Mường Khủn Tinh, là một mường cổ của người Thái xứ Nghệ. Ông Lương Viết Thoại, một cư dân bản Còn cho hay: Trước đây lau rất nhiều nhưng việc khai thác quặng trên địa bàn đã làm biến đổi dòng chảy Nậm Tôn và diện tích các bãi lau cũng thu hẹp. Ảnh: Vi - Thủy