25 thg 6, 2018

Ngọt ngon hến kình sông Thoa

Bột nêm đủ đầy vị cay, mặn, ngọt quyện với vị chua của tắc (quả quất) làm cho thịt hến thêm dai và ngọt mềm. Lần đầu thưởng thức hến luộc chấm với bột nêm cùng ít nước tắc khiến tôi ngỡ ngàng. Chợt thấy lòng lâng lâng vui sướng tựa lúc thả thuyền lững lờ trôi thưởng ngoạn cảnh sắc trên dòng sông Thoa hiền hòa và thơ mộng. 

Sông Thoa, chi lưu của dòng Vệ giang, khởi nguồn giữa hai huyện Nghĩa Hành và Mộ Đức. Khi vào địa phận Đức Phổ, dòng sông này lại góp thêm nước của cả ba dòng Trà Câu, sông Trường và Lò Bó trước khi ra biển, nên được xem là sông mẹ.

Bao suối khe, kênh rạch đôi miền xuôi - ngược hòa nước chung dòng, tạo vẻ thơ mộng cho sông Thoa trước khi đổ ra biển lớn qua cửa biển Mỹ Á. Nơi cuối dòng sông lượng thủy sản khá phong phú, nuôi sống bao đời dân quê hiền hòa và hiếu khách.


Đĩa hến luộc chấm bột nêm vắt tí nước tắc. 

Bí ẩn con đèo chết chóc ở Khánh Hòa

Đèo Rù Rì thuộc phường Vĩnh Hải (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Theo người dân địa phương, tên đèo gắn với tên loài chim sinh sống quanh những ngọn đồi gần khu vực. Khi chiều tối, loài chim này cất tiếng kêu nghe rất thảm thiết, sau đó là những tiếng rù dài trong cổ họng nên có tên gọi chim rù rì.

Ngoài ra, còn tồn tại luồng ý kiến khác về xuất xứ của tên đèo, cho rằng ngọn đèo cao lại ngoằn ngoèo, xe cộ đi qua đều rất chậm, nên dân trong vùng gọi là đèo Rù Rì. Di chuyển chậm vậy nhưng tai nạn vẫn cứ xảy ra. Người dân vùng đèo đã chứng kiến nhiều cái chết thương tâm, họ gọi đoạn đèo tang tóc này là cung đường “ma ám”. May mắn con đèo này nay đã không còn được sử dụng bởi đã có đường tránh thay thế. Giờ đây, nó chỉ còn là nơi cho dân phượt lang thang tìm cảm giác lạ.

24 thg 6, 2018

Ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam ở Sài Gòn

Chùa Vạn Đức hơn 50 năm tuổi sau khi được xây dựng thêm, trở thành chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam với 43,5 m. 

Chùa Vạn Đức (đường Tô Ngọc Vân, quận Thủ Đức, TP HCM) nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15 km, được xây dựng từ năm 1954. Chùa nằm trên khu đất rộng vốn là của một gia đình giàu có trong vùng hiến tặng cả đất và nhà. 

Ảnh đen trắng về Sài Gòn những năm 1960 của nhà báo Pháp

Nhà báo Pháp François Sully đã ghi lại cuộc sống của người dân Sài Gòn cách đây nửa thế kỷ qua một bộ ảnh. 

François Sully được biết đến là một nhà báo Pháp nổi tiếng trong chiến tranh tại Việt Nam và đã dành 24 năm làm việc tại Đông Dương.
Vào những năm 1960, ông tới Sài Gòn với mong muốn ghi lại một cách chân thực cuộc sống của người dân nơi đây, từ giao thông, cơ sở vật chất cho tới con người, trang phục... 

Quảng Bình quê ta ơi, khoai khoai toàn khoai!

Về Quảng Bình thấy đâu đâu cũng cát trắng, nắng chang chang, chỉ hợp với khoai lang nên nhiều người hát nhại: “Quảng Bình khoai khoai toàn khoai", và khoai deo, thức ăn của người nghèo, nay trở thành đặc sản xứ "Đời cát". 

Chị Nguyễn Thị Luyền đang làm mẻ khoai deo mới

Câu hát "Quảng Bình khoai khoai toàn khoai" ấy được nhiều người, và cả chính người dân Quảng Bình nhại theo câu hát "Quảng Bình khoan khoan hò khoan" của nhạc sỹ Hoàng Vân, để nhớ lại hay tự trào về những năm tháng mà củ khoai lang là "cơm" ngày hai bữa của người dân...

Nhớ cây vải tổ Thanh Hà

Mỗi mùa thu hoạch vải người dân khắp nơi lại nhớ về cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm ở thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ cây vải tổ này mà đến nay cây đã sinh sôi, đơm hoa, kết trái ở khắp các vùng miền trong cả nước.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây


Đi theo những con đường hai bên rực màu vải chín, chúng tôi tìm về thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà thăm cây vải tổ. Giữa khoảng vườn rộng, cây vải tổ có tuổi thọ gần 200 năm vẫn tươi tốt, vươn những tán lớn xum xuê, ôm trọn cả một góc vườn. Ông Hoàng Văn Lượm, đời thứ 5 của cụ Hoàng Văn Cơm (Người có công đầu đưa cây vải về trồng ở Hải Dương) dẫn chúng tôi ra thăm cây rồi kể: "Thời trẻ, trong một lần dự tiệc với người nước ngoài ở một nhà hàng lớn tại Thành phố Hải Phòng, cụ Cơm được ăn loại quả rất ngon. Cụ đã lấy 3 hạt về ươm tại vườn nhà. 3 hạt này đều nảy mầm thành cây nhưng sau đó 2 cây bị chết, chỉ còn 1 cây sống. Do phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên cây phát triển tốt và cho quả ngọt. Vụ nào cây vải cũng sai trĩu quả. Được biết vải xuất phát từ vùng Thiều Châu (Trung Quốc) nên cụ Cơm đặt nó tên vải thiều". 


Năm 2015, Tổ chức Kỷ lục Guiness Việt Nam đã công nhận đây là cây vải thiều lâu năm nhất Việt Nam Ảnh: Quang Minh .