11 thg 1, 2017

Chinh phục “tiểu sa mạc” Hòa Thắng

Sau khi chinh phục chán chê các đỉnh núi, nhóm chúng tôi tìm thử thách mới bằng cung “hành xác”: chinh phục đồi cát Hòa Thắng, một trong những đồi cát lớn nhất Việt Nam, được mệnh danh là một “tiểu sa mạc”. 

Những dấu chân trên cát nóng - Ảnh: Trần Đặng Đăng Khoa 

Di chuyển bằng xe máy từ Sài Gòn ra gần tới Hòa Thắng, chúng tôi tập kết tại nhà nghỉ của bác An để nghỉ ngơi.

Nhà bác An cách đồi cát 3km nếu tính từ điểm gần chùa Bình Nhơn. Bác An còn kiêm cả vai trò cứu nạn, khi cần sẽ phóng xe đi giải nguy cho các phượt thủ khi có sự cố trên sa mạc.

Lạ mà ghiền với gỏi bòn bon Tiên Phước

Không chỉ ngắm những vườn bòn bon trĩu quả, những ngày này đến với miền đồi trung du Tiên Phước, Quảng Nam, du khách sẽ thấy ấm lòng hơn với đĩa gỏi bòn bon đặc sản của người dân nơi đây. 

Hấp dẫn đĩa gỏi bòn bon - Ảnh: Thanh Ly 

Nhắc đến Tiên Phước (Quảng Nam) người ta thường nhắc “Sông Tiên nước chảy ngược dòng. Ai về Tiên Phước để lòng ngẩn ngơ” hoặc “Tiên An có núi Đầu Voi. Có đập Vực Đá, có ngòi Nước Sôi"...

Ấm nồng canh ốc tía tô

“Ốc đồng em ơi, ốc đồng về nấu canh tía tô đi em!”. Giữa những tạp âm của phiên chợ phố ngày mưa, tiếng mời gọi yếu ớt kéo tôi về một góc trời quê hương xa xôi. 

Ấm nồng tô canh ốc tía tô - Ảnh: Thanh Ly 

Trên cánh đồng lộng gió, những tấm lưng trần ướt nhem nước mưa, chân lấm tấm bùn, đất mải miết theo từng luống cày, bờ ruộng, con kênh lần tìm vớt từng con ốc đồng.

Không chỉ lần đầu, nhưng sao chỉ cần thoáng nghe một lời nói thân thương, nhìn một hình ảnh quen thuộc mang hơi hướng đồng quê tôi lại giật mình, bối rối.

10 thg 1, 2017

Hồ Xạ Hương đẹp lặng thầm trên lưng núi Tam Đảo

Nhắc đến du lịch Tam Đảo là du khách thường nghĩ ngay đến thị trấn mù sương với nhà thờ đá, thác Bạc, đỉnh Rùng Rình, chùa Tây Thiên... Ít người biết rằng, dưới chân núi Tam Đảo còn có một hồ nước rộng lớn được ví như “nàng tiên” của mảnh đất này, nằm ẩn mình giữa đại ngàn hoang sơ.

Hồ Xạ Hương ở thung lũng núi Con Trâu, thuộc xã Minh Quang (Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Đây là hồ nước ngọt nhân tạo rộng tới hơn 83 ha, thiết kế theo ý tưởng hồ trên lưng núi với mục đích lấy nước phục vụ nông nghiệp 

Ấn tượng những vòng tròn làng gốm Phù Lãng

Ấn tượng trong tôi về làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh) ngay từ lần đầu tiên đến đây là những vòng tròn. Từ những con đường nhỏ hẹp chạy quanh làng như lạc vào mê cung đến vòng quay của những bàn xoay gốm. Ngay cả thành phẩm của làng nghề là chum, lọ, chậu cảnh cũng là những đường tròn được tạo nên từ vòng xoay ấy.

Thành phẩm của làng nghề là chum, lọ, chậu cảnh cũng là những đường tròn được tạo nên từ bàn xoay gốm 

Về thăm làng nghề cỏ tế Phú Túc gần trung tâm Hà Nội

Làng Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) nổi tiếng hơn 300 năm nay khi có nghề đan cỏ tế độc đáo. Những sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn có tính thẩm mỹ rất cao.


Vào khoảng thế kỷ thứ 17, Phú Túc là một vùng quê thuần nông với đồng lúa chiêm trũng mọc nhiều loại cây cỏ dại. Người dân có khá nhiều thời gian nhàn rỗi, thấy vậy bà Nguyễn Thảo Lâm, một người con của Phú Túc đã tận dụng những loại cỏ dại này để làm thành đồ gia dụng. Dần dà những loại cỏ này được gọi chung là cỏ tế (họ Dương Xỉ) và nghề đan cỏ tế trở thành nghề phụ của cả 8 thôn thuộc xã Phú Túc.