29 thg 1, 2016

Uẩn khúc mộ Đỗ Thanh Nhân

Chính diện mộ Đỗ Hiệp trấn và phu nhân sau khi phục dựng - Ảnh: L.C.T 

Ngôi mộ và miếu thờ vô chủ tọa lạc tại ven đường Phạm Ngũ Lão, thuộc KP.3, tổ 16, P.Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương được cho là nơi an táng của một trong “Gia Định tam hùng”. 

Ngôi mộ có quy mô khá lớn, rộng 3,6 m, dài 4,5 m, được lợp mái che, có miếu thờ phía sau, hiện không người chăm sóc. Người dân cho biết, tương truyền đây là lăng mộ của Hiệp trấn Đỗ Thanh Nhân, một trong “Gia Định tam hùng” (Đỗ Thanh Nhân, Châu Văn Tiếp và Võ Tánh) từng giúp Nguyễn Ánh lấy lại giang sơn.

Lăng mộ tác giả Cửu vị thần công

Nhà mộ Phan Tiến Cẩn và phu nhân - Ảnh: L.C.T 

Lăng mộ Hữu Tham tri Công bộ Phan Tiến Cẩn và phu nhân tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Linh (thôn Đốc Sơ, P.An Hòa, TP.Huế), vốn nổi tiếng về sự linh ứng và trấn yểm. 

Kiến trúc lăng mộ thuộc loại hình song táng, nhìn về hướng bắc, bình đồ hình chữ nhật; rộng 10,5 m; dài 20 m; xây dựng bằng hợp chất kết hợp với gạch, đá. Kết cấu từ ngoài vào trong gồm: cửa/cổng lăng, sân tế, cửa mộ, bình phong tiền, nhang án, nấm mộ, bình phong hậu. 

Ngôi mộ đại thần Phan Thanh Giản

Khu mộ Phan Thanh Giản tại xã Bảo Thạnh - Ảnh: L.C.T 

Về H.Ba Tri (tỉnh Bến Tre), ngoài khu lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu ở thị trấn Ba Tri, tại xã Bảo Thạnh ven biển còn có khu mộ của đại thần Phan Thanh Giản, một nhân vật lịch sử triều Nguyễn gây nhiều tranh luận cho hậu thế. 

Theo đường nhỏ quanh co qua nhiều khúc rẽ, từ thị trấn Ba Tri đi khoảng 8 km dọc theo đường đê bao, chúng tôi đến khu mộ Phan Thanh Giản tọa lạc tại ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh. Mặc dù hiện tại khu mộ được chính quyền quan tâm chỉnh trang khá khang trang với đền thờ và hệ thống tường rào bao quanh, nhưng do hẻo lánh xa xôi, cùng với những định kiến về lịch sử, nên rất ít người biết tới khu mộ.

28 thg 1, 2016

Phố cổ Gò Công

Thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi đây chưa từng là khu đô thị - thương cảng tấp nập như Hội An ở Quảng Nam hay Cù lao Phố ở Biên Hòa. Thế nhưng trong quá khứ, Gò Công từng là một tỉnh sầm uất vào bậc nhất Nam bộ, nơi là thị xã Gò Công ngày nay đã từng là tỉnh lỵ tỉnh Gò Công nhiều năm liền. Chẳng những thế, nơi này từng được mang tên chính thức là làng Thành Phố (từ 1885 đến 1956).

Dinh tỉnh trưởng Gò Công, xây dựng năm 1885

Long An, mùa lạp xưởng tươi

Cũng là một người bạn miền Tây nhắn nhe "đi một vòng miền Tây gần gần trong ngày đi, ngoài bông, ngoài hoa còn nhiều điều thú vị lắm". Cuối tuần chúng tôi chúng tôi lại xách ba lô lên đường... 

Những xâu lạp xưởng đong đưa trong nắng - Ảnh: Trân Duy 

Trên cung đường chúng tôi đi, từ quốc lộ 50 rẽ về các hướng Cần Giuộc, Cần Đước (Long An), qua khỏi ngã ba Tân Kim chừng 2km và ngã ba Trị Yên chừng 500m, trước khi tới cầu Cần Giuộc trước mắt đã chập chờn một màu đỏ ánh lên trong nắng.

Đi Gò Công cuối năm, ngóng tết xưa...

Như một ngẫu hứng, bạn nói đi Gò Công chơi đi. Tết đến tới nơi rồi. Đi miệt đó những ngày này mới cảm nhận hết cái tết xưa - những cái tết quê đong đầy kỷ niệm với bao người... 

Hoa mồng gà đã nở ở khu vực ven kênh N8, rạch Vàm Giồng - Ảnh: Nga Bích 

Theo hướng dẫn từ các trang mạng, chúng tôi đi theo quốc lộ 50 một cách ngẫu hứng. Ảnh hưởng không khí lạnh nên mấy hôm nay trời Tiền Giang không nắng lắm, không khí mát mẻ hơn. Hai bên đường, lúa đang xanh ngắt, tỏa mùi thơm mát.

Có lẽ không phải điểm thu hút du lịch nên đường rất vắng xe, nhất là các loại xe “hung thần” như xe khách vận tải, xe hàng, xe đầu kéo...