22 thg 12, 2015

Thiên đường bên suối Vàng

Sáng khi sương bắt đầu tan, màn sương đặc quánh chuyển dần sang mờ ảo, cỏ hồng xuất hiện trong mắt những người ưa ngắm cảnh với nhiều trạng thái khác nhau. 

Cảnh như thiên đường ở đồi cỏ hồng bên suối Vàng 

Có lúc như tuyết phủ trắng xoá, có lúc tím nhẹ và khi sương tan hẳn là màu hồng mê hoặc. Màu hồng tím phủ dọc bờ suối Vàng thực chất là hoa cỏ.

Đó là quanh cảnh bên bở suối Vàng nằm ở xã Lát (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), cách thành phố Đà Lạt về phía Đông Nam khoảng 20 km. Để vào được thiên đường hạ giới này khá khó khăn vì phải đi bằng đường mòn xuyên rừng thông. Con đường đất đỏ gập ghềnh, không có biển hướng dẫn.

21 thg 12, 2015

Nhà thờ Phú Tảo

Địa chỉ : 32/28 KP. 6, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Bá Linh cùng với khoảng 246 giáo dân đến vùng đất Hố Nai cách trung tâm tỉnh Biên Hòa bấy giờ khoảng 7 km để định cư và thành lập Giáo xứ Phú Tảo. Ba năm sau, Cha Đaminh cùng với giáo dân Phú Tảo xây nhà thờ với kích thước 10m x 40m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.


Năm 1981, Cha Giuse Phạm Văn Quy quản nhiệm Giáo xứ Phú Tảo. Trong giai đoạn quản nhiệm Giáo xứ, Cha Giuse đã cùng với cộng đoàn Phú Tảo xây dựng nhà thờ mới theo kiến trúc đậm nét nghệ thuật (2001) và nhà giáo lý.

Nhà thờ Hòa Hiệp

Địa chỉ : Cây số 6 phường Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai

Năm 1954, Cha Đaminh Lê Duy Thức đã dẫn một số giáo dân làng Kẻ Sặt, Hải Dương đến định cư tại cây số 6 xã Hố Nai, quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa. Thời gian đầu, Cha Đaminh mua lại khu đất của sở cao su Bình Trước với diện tích 25,7 ha.

Hai năm sau, 1956 Cha Đaminh đã cùng với giáo dân dựng một nhà thờ nhỏ bằng vật liệu nhẹ với tên gọi là Kẻ Sặt Khu II. Từ đây họ đạo Kẻ Sặt Khu II đã chính thức được hình thành và bắt đầu phát triển. Giáo họ Kẻ Sặt Khu II thời gian này trực thuộc Giáo xứ Kẻ Sặt I (Kẻ Sặt ngày nay). Năm 1958, Kẻ Sặt khu II được nâng lên thành Giáo xứ với tên gọi Giáo xứ Kẻ Sặt II. Năm năm sau, trên tinh thần tích cực mở mang họ đạo, Cha Đaminh cùng với giáo dân xây dựng nhà thờ mới bằng tường gạch, mái tôn.

Năm 2000, để khỏi trùng tên “Kẻ Sặt”, Đức Cha Phaolô Maria đã đổi tên Giáo xứ Kẻ Sặt II thành Giáo xứ Hòa Hiệp với mong muốn giáo dân trong Giáo xứ sống an hòa, hiệp nhất yêu thương và cùng chung tay xây dựng Giáo xứ ngày thêm tốt đẹp.

Ngày 27/10/2012, Đức cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc về chủ sự lễ Cung Hiến Thánh Đường và Thánh Hiến Bàn Thờ Giáo xứ Hòa Hiệp, hạt Hố Nai.



Nhà thờ Tây Hải

Địa chỉ : 3/23 KP. 4, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, giáo dân thuộc xứ Mỹ Động - Tư Đa, Giáo phận Hải Phòng, đến định cư và lập nghiệp tại cây số 6 vùng đất Hố Nai dưới sự dẫn dắt của Cha Tôma Nguyễn Duy Thể. Lúc này, Giáo họ thuộc Giáo xứ Kim Bích và được gọi là Giáo họ Mỹ Tư (Mỹ Động - Tư Đa). Bốn năm sau, cộng đoàn Mỹ Tư xây một nhà nguyện bằng gạch, kèo gỗ, mái tôn để làm nơi đọc kinh và cầu nguyện.

Ngày 15.03.1975, Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãng nâng Giáo họ Mỹ Tư lên thành Giáo xứ và đặt tên là Giáo xứ Mẫu Tâm II, đồng thời cử Cha Laurensô Hứa Văn Mỹ phụ trách Giáo xứ trong tư cách chánh xứ tiên khởi.


Nhà thờ giáo xứ Tây Hải năm 1989

Nhà thờ Kim Bích

Địa chỉ : KP. 2, P. Hố Nai, Biên Hòa, Ðồng Nai

Năm 1954, một số giáo dân di cư từ miền Bắc đến khu vực xã Hố Nai, quận Đức Tu định cư lập nghiệp. Một năm sau, Giáo xứ Kim Bích được thành lập và Cha Gioan Baotixita Trần Ngọc Thọ được bổ nhiệm phụ trách Giáo xứ trong tư cách chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Gioan Baotixita và giáo dân nơi đây đã dựng một nhà nguyện bằng cây, mái lá để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.

Năm 1956, Cộng đoàn Giáo xứ Kim Bích một lần nữa xây nhà thờ mới bằng gạch, mái tôn để có nơi xứng đáng thờ phượng Thiên Chúa. Với sự hăng say và nhiệt thành phục vụ của mình, Cha Gioan Baotixita đã cùng với cộng đoàn Kim Bích lần lượt xây dựng nhà xứ và nhà hội quán (1962).

Năm 1972, nhà thờ Kim Bích được khởi công xây dựng bằng vật liệu kiến cố với kích thước 18m x 50m và khánh thành một năm sau đó.



Con đẻn Cà Mau

Vùng đất cực nam của Tổ quốc vốn trù phú sản vật tự nhiên, trong đó có con đẻn. Nếu đẻn biển (hay rắn biển) đuôi dẹp như mái chèo, nọc cực độc chết người thì đẻn vuông thường sống trong các vuông tôm hay cá kèo không độc, được chế biến thành nhiều món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.


Ở Cà Mau, người dân thường bắt đẻn lúc phơi đầm chuẩn bị thả tôm, cá mùa vụ mới. Cũng có thể soi đèn hoặc cắm câu bắt đẻn vào buổi tối. Làm thịt đẻn rất đơn giản, chỉ cần hơ qua trên lửa hoặc trụng nước sôi, vảy nó sẽ bong ra, lấy lá sả tuốt lớp da ngoài, dùng dao mổ sạch bụng, nhưng giữ gan, mỡ và trứng ăn rất ngon.