6 thg 12, 2015

Ăn bún thang Cầu Gỗ

Tui ăn bún thang Hà Nội lần đầu hồi nào hổng nhớ, nhưng cảm thấy ngon và lạ. Cũng là tình cờ thôi chớ không phải chủ ý gọi món ấy. Là đi chơi về đói bụng, tấp đại vô quán bên đường, có gì ăn nấy. Vậy mà ngon!

Bởi vậy lần đưa Bùm ra Hà Nội, tôi quyết phải cho cậu con mình thưởng thức món đặc sản này. Biên Hòa làm gì có, thậm chí cỏn chẳng biết bún thang là bún gì, thang có rê hay không có rê.

Chuẩn bị chu đáo, tui search trên mạng coi chỗ nào bán bún thang ngon nhất và tìm ra: Bún thang Bà Đức 48 Cầu Gỗ - Đệ nhất bún thang Hà Nội. Vậy thì tới đây thôi!

Cầu Gỗ thuộc khu vực phố cổ Hà Nội. Vẫn biết nhà ở khu này rất nhỏ hẹp nhưng tui cũng hơi bở ngỡ khi tới đây. Địa chỉ là 48 Cầu Gỗ, có vẻ như ở mặt tiền, tui cứ yên tâm là tới đó bước vô quán thôi, nhưng... đâu có quán bún thang nào! Chỉ có con hẻm nhỏ, đầu hẻm có bảng Bún thang Bà Đức và quầy bún với nồi nước lèo đang nghi ngút khói, không có chỗ ngồi!

Sông Son yên bình

Ít có dòng sông nào ở vùng quê mà gây cảm xúc lạ cho tôi như sông Son ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Thiên nhiên nơi đây yên ả, mềm mại và trong trẻo đến lạ.


Có ít nhất 2 truyền thuyết về sông Son - dòng sông chảy thẳng từ trong động Phong Nha ra. Một là câu chuyện về đôi trai gái yêu nhau, vì không môn đăng hộ đối, họ tìm đến cái chết trên dòng sông này để kết thúc cuộc đời, như một lời phản kháng trước các hủ tục. Thương cho mối tình của đôi trai gái này, dân làng đã đặt tên cho dòng sông là sông Son, như nhắc nhớ về một mối tình thủy chung son sắc trọn vẹn.

Truyền thuyết thứ hai gắn với cuộc chiến giữa nghĩa quân Tây Sơn với quân của Nguyễn Ánh (Vua Gia Long). Cuộc chiến khốc liệt đã xảy ra trên dòng sông này, khiến nước sông nhuốm một màu đỏ như son. Tên gọi dòng sông Son ra đời từ đó.

Cánh đồng hoa cải vàng rực rỡ ở Thái Bình

Đến với xã Hồng Lý, tỉnh Thái Bình những ngày này, du khách bị hút hồn vì vẻ đẹp của đồng hoa cải vàng đang vào độ đẹp nhất.

Cánh đồng cải ở thôn Hội Khê, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình rộng khoảng 10 ha nằm bên bờ sông Hồng. Bước vào tháng 12, cả khu vực trồng cải dần nở rộ và bắt đầu phủ vàng cả miền quê lúa. 

Ngôi trường trăm tuổi của con nhà giàu

Trường THPT Marie Curie là một trong những kiến trúc cổ trên dưới trăm tuổi còn lại và vẫn hoạt động tốt đến ngày nay ở Sài Gòn.

Đây cũng là ngôi trường đang phải đối mặt với “thách thức thời gian” nhiều nhất. Một phần diện tích của ngôi trường bị nghiêng lún không sử dụng được, một phần khác thì đang có kế hoạch xây dựng lại.

Bảo tồn hay phá bỏ, trùng tu hay cải tạo... luôn là vấn đề đau đầu khi phải cân nhắc về các di tích, đặc biệt khi di tích đó là một ngôi trường, được sử dụng hằng ngày, hằng giờ học với phấn trắng - bảng đen cho vài ngàn học sinh thời xưa đến công suất hàng chục ngàn học sinh thời nay với đủ kiểu máy móc thiết bị hiện đại.

“Cổ” từ cái tên đến diện tích được giữ nguyên

Trường được thành lập năm 1918, mang tên Lycée Marie Curie, dành riêng cho nữ sinh con nhà giàu. Sau năm 1970 thì nhận thêm nam sinh.

Ngôi trường được xây dựng trên diện tích rộng, bao quanh bởi bốn con đường ngày nay mang tên Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Ngô Thời Nhiệm - Lê Quý Đôn - Điện Biên Phủ và duy trì diện tích đến nay.

Cổ kính trường Marie Curie Tp. Hồ Chí Minh

Trường trung học phổ thông (THPT) Marie Curie (Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh) không chỉ được biết đến với dấu ấn kiến trúc Pháp cổ kính mà còn là cái “nôi” đào tạo nên nhiều thế hệ học sinh thành tài suốt gần một thế kỷ qua.

Trường THPT Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918 và hiện là một trong những trường trung học lâu đời nhất tại Tp. Hồ Chí Minh. Lúc mới thành lập thời Pháp thuộc, trường chỉ dành dạy và học cho các nữ sinh trung học người Pháp và một số ít người Việt Nam xuất thân từ các gia đình giàu có và quyền quý ở Sài Gòn. Thời ấy, các môn học ở trường Marie Curie đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp.

Tên của trường được lấy theo tên của nhà khoa học gốc Ba Lan - Marie Curie (1867-1934), người nổi tiếng trong việc tiên phong nghiên cứu về tính phóng xạ. Nhà khoa học này là người đầu tiên vinh dự nhận được hai giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau là vật lý và hóa học.

Bước vào cổng trường, ngay trước khu học đường là một khuôn viên nhỏ với bức tượng bán thân nhà khoa học Marie Curie đặt trang trọng ở chính giữa. Khoảng không gian này như để tách biệt trường học với bên ngoài, tạo sự yên tĩnh cho công việc giảng dạy và học tập.

Tượng bán thân nhà khoa học Marie Curie đặt trang trọng trong khuôn viên của trường.

Bót Catinat đẫm hồn đau thương

Bót Catinat là nơi trứ danh mà bất kỳ người Sài Gòn nào cũng từng ít nhất một lần được nghe nhắc tới: “…Cách nhau một bức tường thành/ Mà đây vẽ lấy vạn hình đau thương/ Catinat, một khám đường/ Mà sừng sững trước giáo đường Giêsu”.

Sài Gòn hơn 300 năm tuổi thì đường Đồng Khởi đã mang ngót nghét 2/3 lịch sử ấy. Do người Pháp xây vào thế kỷ 19, đường từng mang tên đường số 16, Catinat, Tự Do và giờ là Đồng Khởi. Trong phạm vi chỉ 630 thước, chạy thẳng từ sông Sài Gòn lên đến nhà thờ Đức Bà, thời Pháp thuộc gọi là “rue Catinat” in đầy dấu chân các tướng tá, chính trị gia, thương nhân, ngôi sao điện ảnh, văn sĩ, nhà báo.

Bót Catinat - tiền thân của 164 Đồng Khởi chiếm gần 
10.000 m2 ngày nay vốn là 164 Catinat, là Sở Thu thuế, nằm ngay góc ngã tư với đường Taberd (Nguyễn Du). Khảo cứu niên giám của TS Nguyễn Đức Hiệp cho thấy địa chỉ này được ghi là “Recette locale” (thu thuế địa phương) trong các năm 1905-1906 và “Receveur spécial” (thu ngân đặc biệt) từ năm 1907-1911, từ năm 1912 trở đi là “Trésor public” (ngân khố, kho bạc). Đến năm 1917, khi kho bạc mới được xây ở đại lộ Charner (đường Nguyễn Huệ), chính quyền thực dân Pháp bố trí cho Sở Mật thám Nam Kỳ và Sở Cảnh sát Trung tâm sử dụng công trình này làm nơi bắt giữ, tra khảo những người yêu nước. Do nằm trên đường Catinat nên người dân thường gọi cơ quan này là “bót Catinat”.