20 thg 10, 2015

Lễ cầu an của người K’ho Đông Tiến

Cứ vào độ tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đồng bào K’ho nói chung và đồng bào K’ho Đông Tiến (Hàm Thuận Bắc) nói riêng lại tổ chức lễ cúng cầu an cho gia đình họ tộc, cầu cho một vụ mùa sắp tới được bội thu.
Ông K’ Văn Góa – Phó chủ tịch UBND xã Đông Tiến cho biết: “Đây là nét văn hóa tâm linh của đồng bào, cầu thần mặt trời, ông bà tổ tiên, thần lúa phù hộ cho con cái, gia đình và họ tộc khỏe mạnh, sau đó là cầu mưa thuận gió hòa cho mùa màng bội thu”.

Lễ cúng Giàng của người K’ho Đông Tiến

Thành lệ, từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào K’ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.

Nhà sàn tre, nơi bày các lễ vật. 

Điểm cúng là tại nương rẫy. Lễ vật thường là con bò, con heo nhưng gần đây lễ vật có phần đơn giản gồm thịt dê, gà, cơm nếp và các món ăn quen thuộc của đồng bào...

18 thg 10, 2015

Cá lồi xối mỡ hành ở Phan Thiết

Thịt cá mềm, ngọt thơm, ăn kèm các loại rau sống, bánh tráng chấm cùng nước mắm chua ngọt là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến Phan Thiết, Bình Thuận

Cá lồi với lớp da trơn bóng, nhìn qua giống như cá đuối, thường xuất hiện nhiều vào tháng 8, 9 âm lịch. Loài cá này sống chủ yếu ở các biển miền Trung và trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách khi ghé thăm Bình Thuận.

Người dân vùng biển thường nấu canh chua, kho xả ớt, xào lăn nhưng hấp dẫn hơn cả là món cá lồi xối mỡ hành.

Cá lồi có trọng lượng khoảng 5 kg nhưng để chế biến món ăn này chỉ cần chọn con khoảng 1- 2 kg, thịt cá mềm và ngọt và lớp sụn bên trong vẫn còn mềm. Để làm sạch lớp nhớt bên ngoài có thể dùng lá sả chà cho sạch và bớt mùi tanh, sau đó làm cá sạch và chỉ để lại bộ gan. 

Cá lồi xối mỡ hành thơm ngon hấp dẫn và bạn dễ dàng tìm ăn ở Phan Thiết. Ảnh: H.Phan 

Những thánh đường Hồi giáo ở An Giang

Nằm lặng lẽ bên bờ sông Hậu, làng Châu Giang với các thánh đường trắng như một chốn yên bình bên sự nhộn nhịp của thành phố vùng biên Châu Đốc.

Làng người chăm Châu Giang thuộc huyện An Phú, là nơi sông Mekong đổ vào đất Việt và chia tách thành hai nhánh sông Tiền, sông Hậu. Đây cũng là nơi tập trung cộng đồng người Chăm lớn nhất ở An Giang. Từ thành phố Châu Đốc, chỉ mất hơn 5 phút đi phà là bạn đã có mặt tại xã Châu Giang. 

Bữa sáng mộc mạc với bún cá lóc Yên Bái

Thưởng thức tô bún cá giữa núi rừng Tây Bắc, du khách sẽ tấm tắc khen vì hương vị lạ mà quen của bún cá lóc Yên Bái.

Khác với các loại bún cá Hải Phòng, bún cá rô Hải Dương, tại Nghĩa Lộ, Yên Bái các quán chỉ sử dụng loại cá lóc bắt từ suối. Loại cá này phải chọn những con cỡ nhỏ tới vừa, không nên quá to. Thịt cá lóc nhỏ ngọt, dai và chắc thịt. Cá được bắt ngoài suối nên khi ăn, thịt không bị bở và có mùi thơm. 

Tô bún cá đầy đặn cho bữa sáng sẽ làm bạn quyến luyến mảnh đất Yên Bái, dù chỉ đi qua đây một lần. Ảnh: Minh Đức 

Bốn mùa hương sắc ở Sủng Là

Được thiên nhiên đặc biệt ưu đãi, Sủng Là, Hà Giang luôn hiện ra đầy mê hoặc, mỗi mùa một vẻ cùng hoa tươi quanh năm khoe sắc.

Nằm trên trục quốc lộ 4C nối liền Yên Minh với trung tâm cao nguyên đá, Sủng Là là thung lũng nằm tụt sâu dưới những vách núi đá tai mèo hùng vĩ. Chỉ cách thị trấn Đồng Văn chừng 20 km, Sủng Là có khung cảnh tựa như cổ tích.