17 thg 8, 2015

Cúm núm rang me đặc trưng Quảng Ngãi

Hương vị mặn mòi đúng chất biển của cúm núm kết hợp với vị chua thanh mát của me tạo nên món ăn dân dã, đậm đà ở Quảng Ngãi.

Cúm núm là một loại cua sống sát bờ biển, lớp vỏ cứng, mai có màu xanh lốm đốm nâu với phần bụng màu trắng sữa, càng và chân màu vàng nhạt. Người dân địa phương quen gọi là con cúm.

Khách tới Quảng Ngãi, đặc biệt là những vùng biển như Sa Huỳnh, Sa Kỳ, sẽ được chủ nhà chiêu đãi bằng món cúm núm rang me. Món ăn ngon nhất khi nhũng con cúm núm được bắt từ đầu mùa xuân tới hết hè, đặc biệt là tháng 7, 8. Đây là thời điểm sinh trưởng mạnh nhất của loài vật này, thực khách sẽ được thưởng thức những con cúm với thịt chắc, ngọt và nhiều gạch nhất. 

Có nhiều cách để chế biến cúm núm, nhưng cúm núm rang me vẫn là món được người dân địa phương ưa chuộng. Ảnh: ione 

Sắc xanh ngập tràn hồ Ba Bể

Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) tháng tám không còn những đàn bướm bay thành từng đàn dọc hai bên đường, nhưng cảnh sắc thiên nhiên vẫn tươi xanh trong tiết trời cuối hạ.

Sau khi qua bản Pác Ngòi, du khách sẽ tới bến thuyền hồ Ba Bể. Từ trên bến, bạn có thể phóng tầm mắt ra xa để thưởng ngoạn khung cảnh sơn thủy hữu tình của hồ. Trời chưa chuyển sang thu nhưng những đám mây sớm vẫn vờn quanh trên núi. 

Bánh quai vạc - đặc sản Phan Thiết

Cắn miếng bánh quai vạc, bạn sẽ cảm nhận được vị dai sần sật từ lớp vỏ, vị mặn của tôm thịt trong phần nhân và chua chua ngọt ngọt của chút nước mắm vương trên đầu lưỡi. 

Người Phan Thiết thường gọi bánh quai vạc thành bánh quai dạc do cách phát âm của địa phương. Mỗi lần về Phan Thiết, đi dọc trên những con đường, bạn đều có thể vô tình bắt gặp món ăn này được bày bán. Những chiếc bánh dinh dính, có màu trắng trong và đỏ, được xếp chồng lên nhau trong một cái thau che kỹ lưỡng bởi lớp ni-lon phía trên.

Bạn có thể ăn tại chỗ, mua về để thưởng thức hay thậm chí tự làm tại nhà. Khi mua về nhà, người bán sẽ dùng một chiếc nĩa nhỏ, xiên vào từng chiếc bánh để kéo nó lên và cho vào hộp, rắc lên phía trên chút hành thái nhỏ và hành phi thơm. Kèm theo đó là một bịch nước mắm được cột kỹ.

Không ai biết chính xác món bánh quai vạc xuất hiện từ khi nào ở Phan Thiết, chỉ biết rằng nó gắn liền với ẩm thực địa phương và đến đây mà không ăn bánh quai vạc thì vẫn chưa khám phá trọn vẹn văn hóa ẩm thực. 

Bánh quai vạc là món ăn rất quen thuộc với người dân Phan Thiết. 

Thịt trâu nhúng mẻ

Thịt trâu dai, mềm quyện lẫn cùng nước mẻ được pha khéo léo với vị chua, mặn ngọt, cay tới hốc mũi khiến bạn vừa ăn vừa muốn hít hà.

Trâu nhúng mẻ là món ăn đặc sản của miền Tây, được các nhà hàng biến tấu và chế biến theo nhiều cách với hương vị khác nhau.

Trâu nhúng mẻ muốn ngon phải chọn loại thịt tươi, được cắt ngang thớ rồi ướp các gia vị như sả, ớt, tỏi, muối, bột ngọt, đường trong vòng một giờ cho ngấm.

Nước mẻ được nhúng thịt trâu cũng được pha chế sao cho đủ chua, không bị gắt, và có vị cay của ớt, thơm của sả. Thịt trâu được bày lên đĩa, bên trên là những lát hành tây xắt mỏng. 

Thịt trâu nhúng mẻ với thứ nước dùng chua, thanh, có vị thơm thơm của sả. Ảnh: khuyenmaivang 

Gỏi măng cụt - đặc sản miệt vườn Lái Thiêu

Măng cụt Lái Thiêu là đặc sản nổi tiếng có từ lâu đời với vị thơm ngọt, ăn ngon hết chỗ chê. Ngoài ra, loại quả này còn được người dân nơi đây chế biến thành món gỏi độc đáo, và thường vào dịp Tết Đoan Ngọ khi măng cụt trong vườn bắt đầu mùa trái chín.

Để làm được món gỏi măng cụt đòi hỏi khâu chuẩn bị phải rất kỳ công. Người ta hái trái măng vừa già trên cây xuống rồi xẻ ra thật cẩn thận, tách lấy phần ruột cho vào ngâm trong nước có vắt nhiều tắc hoặc chanh, sau đó xả nhiều lần bằng nước lạnh để thịt măng được trắng, vị giòn và ăn không bị chát.

Chọn những trái măng cụt vừa già, khi vườn cây vừa bắt đầu mùa trái chín

13 thg 8, 2015

Những món ngon từ dê núi Nga Sơn

Ủ trấu, xào lăn, đánh tiết canh hay hấp ngải cứu là những món ngon từ dê núi níu chân du khách khi đến với Nga Sơn, Thanh Hóa.

Không chỉ nổi tiếng với chiếu cói hay thắng cảnh động Từ Thức, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa còn được biết đến với những đặc sản như gỏi cá nhệch, rượu Nga Sơn, cháo lươn… và các món từ dê núi.

Dê Nga Sơn được chăn thả tự nhiên trên các đồi với số lượng khá nhiều, được người dân địa phương chế biến thành những món ngon đãi khách quý. Nếu có dịp đi qua trục đường 10 – tuyến đường chính của huyện Nga Sơn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những quán thịt dê nằm san sát nhau, với chất lượng không kém dê núi Ninh Bình.

Dê ủ trấu

Dê ủ trấu là một món ăn không nên bỏ qua khi đến với Nga Sơn. Đầu bếp làm chín thịt dê bằng cách phủ trấu lên toàn thân và đốt rơm để mồi lửa. Khi ủ trấu xong thì toàn bộ dê sẽ chín om, da vàng rộm, tỏa mùi thơm khó cưỡng. Thịt dê lúc này được thái ra xoăn từng lọn nhỏ hoặc chặt khúc, chấm cùng tương bần. 

Tại xã Nga An, du khách có thể thưởng thức món dê ủ trấu với giá khoảng 150.000 – 180.000 một đĩa dành cho 2 người ăn. Thịt dê tái được thái ra chấm với tương bần, ăn mềm ngọt.