13 thg 3, 2015

Phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc

Chợ gia súc Cán Cấu ở Si Ma Cai, Lào Cai từ lâu nổi tiếng khắp vùng Tây Bắc với nét độc đáo, hoang sơ. 

Đây là một trong những chợ trâu bò lớn nhất Tây Bắc, bởi mỗi phiên có tới hàng trăm con trâu từ khắp các thôn, bản vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, thậm chí từ huyện Sín Mần, Hà Giang tụ hội về đây. 

Hồ Gươm mùa lộc vừng thay lá

Những ngày đầu xuân, rất nhiều người thích đến hồ Gươm (Hà Nội) để ngắm những cây lộc vừng thay lá, vàng rực cả một góc hồ.

Cây lộc vừng chuyển màu lá dưới nắng ấm của mùa xuân, tạo nên một khung cảnh nên thơ, cuốn hút 

12 thg 3, 2015

Nhà cổ Bình Thủy và Ngôi nhà Người Tình

Nói đến nhà cổ ở miền Tây Nam bộ, người ta thường nghĩ ngay đến ngôi nhà Người Tình (hay nhà cổ Huỳnh Thủy Lê) ở Sa Đéc. Thế nhưng theo nhiều người thì ngôi nhà cổ đẹp nhất miền Tây (và theo tui cũng vậy) là nhà cổ Bình Thủy ở Cần Thơ.

Ngồi rãnh việc tui thử so sánh những đặc điểm của 2 ngôi nhà này nha bà con.

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê

Những người làm nên sức sống cho điệu múa trống Xa-dăm

Hồi cuối năm 2014, nghệ thuật múa trống Xa-dăm (Chhay dam) của người Khmer ở ấp Trường An, xã Trường Tây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Sự kiện này cũng làm nhiều người đặt câu hỏi: Tây Ninh chỉ là một tỉnh nhỏ, đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ không nhiều so với các tỉnh miền Tây Nam bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh... Tỉnh Trà Vinh còn có một đoàn nghệ thuật Khmer được Nhà nước bao cấp, đó là đoàn Ánh Bình Minh.

Vậy sao điệu múa trống của một xóm Khmer không đông lắm ở Tây Ninh lại được tôn vinh như thế? Những ai đã từng thưởng thức điệu múa trống Xa- dăm ấy chắc sẽ dễ dàng công nhận ngay mà không thắc mắc. Cũng có nhiều người đã biết điệu múa ấy hay và đẹp (do ở âm thanh dân dã, do các mảng miếng khi múa, khi lăn hoặc khả năng chơi trống bằng nhiều phần cơ thể của người múa…) nhưng nếu bảo nhận xét cụ thể hơn thì đành chịu! Vậy phải đi tìm lý do thôi, mà tốt nhất là bắt đầu với những người trong cuộc- những người dân ở ấp Trường An, xã Trường Tây. 

Múa trống Xa-dăm. 

Chùa Phố Cũ - Nơi ghi dấu lịch sử

Đến thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể vào một ngày đầu xuân, chúng ta có thể cảm thấy sự đổi thay của đất và người nơi đây. Những nét văn hóa truyền thống xưa vẫn phảng phất đâu đây trong đời sống của người dân bản địa. Đặc biệt ở nơi ghi dấu lịch sử, chùa Phố Cũ, một ngôi chùa cổ ở Tiểu khu 7 thị trấn Chợ Rã.

Lên khoảng 50 bậc đá mới được xây dựng lại, ngôi chùa Phố Cũ hiện ra giữa không gian mênh mông của núi, giữa bao la mây trời. Xa xa, cánh đồng Chợ Rã đang xanh mướt một màu cuả ngô, lúa, ôm trọn dòng sông Năng lững lờ nước chảy.

Ngôi chùa Phố Cũ được xây dựng cách đây khoảng 120 năm từ thời vua Thành Thái thứ 18 (1906), là một không gian linh thiêng, mang dấu ấn của nền Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc bảo vệ nền độc lập cho dân tộc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Theo những thăng trầm của lịch sử, phong hóa của thiên nhiên, sự tàn phá của chiến tranh, đất đai bị xâm lấn, thu hẹp, chùa trở nên hiu quạnh, hoang phế. Di tích chùa cổ nay chỉ còn lại nền gạch đá cũ và một tấm bia ghi từ đời vua Thành Thái. Tuy vậy bà con Phật tử địa phương vẫn liên tục đèn hương thể nguyện theo tâm linh cầu cho dân lành no ấm, cuộc sống hạnh phúc.


11 thg 3, 2015

Đến cõi Niết Bàn

Giỡn thôi, chớ làm sao tui tới cõi Niết Bàn được! Đây là nói đến viếng Niết Bàn Tịnh xá ở Vũng Tàu á.

Nơi đây được nhiều trang du lịch xếp vào danh sách 10 danh lam - thắng cảnh phải đến khi ghé Vũng Tàu. Mà thiệt, chuyện này được ký tên đóng dấu xác nhận đàng hoàng: