21 thg 1, 2015

Kỳ bí nghĩa địa heo 5 móng ở Sóc Trăng

Những câu chuyện ly kỳ xung quanh tục nuôi và chôn cất heo 5 móng tại chùa Dơi (Sóc Trăng), một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất miền Tây, đến nay vẫn còn lan truyền đồn đoán đầy màu sắc liêu trai huyền bí.

“Nghĩa địa” heo 5 móng tại chùa Dơi (Sóc Trăng) 

Chùa Dơi nằm ở ngoại ô TP. Sóc Trăng từ lâu vốn là một trong những địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở xứ sở trăm chùa. Trong khuôn viên chùa luôn có đàn dơi quạ sinh sống trên những tán cây cổ thụ. Qua nhiều biến cố, đàn dơi ngày càng thưa thớt. Tuy nhiên, có một góc khuất tại ngôi chùa này mà khách gần xa khi tới tham quan không thể bỏ qua: đó là nơi nuôi và chôn cất heo 5 móng ở phía sau hậu viên chùa.

20 thg 1, 2015

Lão nông sang Singapore trồng kiểng

Thật bất ngờ khi bắt gặp ở nhiều nơi danh tiếng tại Singapore những bộ kiểng thú - vốn là tác phẩm của một lão nông Nam bộ.

Vua kiểng thú

Không phải ngẫu nhiên mà cơ sở sản xuất cây kiểng của ông Năm Công từng vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến thăm. Nghệ nhân này từ lâu đã nổi tiếng với biệt danh “Vua kiểng thú xứ miệt vườn”. Anh Sơn Râu, một nghệ nhân bon sai của Hội Sinh vật cảnh Bến Tre, khi nghe chúng tôi nhờ dẫn đường đã nói chắc: “Tìm ai chứ tìm ông Năm Công dễ như chơi à. Từ đây (TP.Bến Tre), cứ chạy theo QL57 về hướng tây khoảng 45 km, đến đoạn xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, nhìn bên tay phải vườn nhà nào rợp bóng kiểng thú, kiểng hình thì đó là nhà ổng”.


Cơ sở Hoa kiểng Năm Công, nhìn từ QL 57. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Chả thịt lam, món ngon gọi mời khách đến xứ Thanh

Người Mường không chỉ nổi tiếng bởi món cơm lam mà còn tạo được ấn tượng khó quên với món chả thịt lam trong mâm cỗ tết hay tiệc cưới hỏi. 

Cũng giống nhiều đồng bào dân tộc vùng cao khác, người Mường ở Thanh Hóa vẫn giữ tục mổ lợn ăn cỗ trong những dịp quan trọng. Anh em, họ hàng hay vài ba gia đình hàng xóm cùng chung nhau con lợn béo, qua bàn tay đảm đang, khéo léo để tạo ra nhiều món ăn khác nhau, vui vầy thưởng thức quanh bàn rượu.

Thông thường, phần thịt vai ngon nhất của con lợn sẽ được dùng làm món chả thịt lam. Chả thịt lam không quá cầu kỳ trong cách chế biến, nhưng nếu đã một lần thưởng thức thì không thể nào quên bởi món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa các loại thực phẩm tự nhiên và cách chế biến tinh tế, hợp khẩu vị.

Nét quyến rũ của hồ Tây ngày đông

Ngồi bên bờ hồ lộng gió ngày đông ngắm cảnh, thưởng thức thú vui tao nhã bên cốc cà phê của ngày không vội vã là lựa chọn đáng lưu tâm cho cuối tuần ở Hà Nội. 

Nằm ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội, Hồ Tây là điểm đến đầy thư giãn, một không gian khoáng đạt, mênh mang giữa lòng Thủ Đô để bạn tạm xa mọi ưu phiền của cuộc sống. 

Độc đáo câu cá bằng chai

Thông thường, câu cá thì phải có cần, dây nhợ, mồi và lưỡi câu. Tôi biết, có hai nơi là Phan Thiết và Đà Nẵng, câu cá không có cần câu, “lưỡi” và mồi câu rất lạ. Nói là lạ vì mồi là bột mì. Thay cho lưỡi câu là chai nhựa. Cách này chỉ dùng để câu cá đối.

Cá đối thường sống thành đàn, nhiều nhất là vùng nước lợ, đặc biệt ở cửa sông. Cá đối chỉ ăn tảo, trầm tích nên không thể câu bằng mồi sống. Thông thường, cá cỡ hai ngón tay, dài khoảng 15cm. Trước đây, bắt cá đối thường dùng lưới là chủ yếu.

Dân Đà Nẵng “câu” cá đối bằng chai hoặc hộp nhựa hình ống, đường kính chừng 5 - 7cm, một bên dùi lỗ để buộc dây cước nối với cần. Mồi là nhúm bột mì, loại thức ăn mà cá đối rất ghiền. Nghe mùi thơm của bột, cá tranh nhau lủi vào, lọt thỏm. Thấy động, người câu kéo cần lên là trúng phóc, không chạy đi đâu được vì cá đối không biết “cài số de” như nhiều loài cá khác. Loại câu này không cần học, chỉ nhìn qua thao tác là có thể hành nghề và kiếm cá dễ dàng, ai cũng câu được. Thời điểm tốt nhất để "hành nghề" là xế chiều. 

Nghề mộc Hòa Phong

Xã Hòa Phong (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) nổi tiếng với nghề mộc đã khẳng định được uy tín ở thị trường trong và ngoài nước. Ngoài sản xuất tại chỗ, nhiều chủ cơ sở của xã đã mở chi nhánh xưởng mộc tại các tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Ninh… và cả ở các nước Lào, Trung Quốc để phát triển kinh doanh và sản xuất.

Theo chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến một trong những cơ sở chế biến gỗ đầu tiên của xã Hòa Phong đó là gia đình anh Vũ Văn Công ở làng Muồng. Tính đến nay, anh Công đã theo nghề mộc được hơn 20 năm và là thế hệ thứ ba trong gia đình theo nghề. Giữa thời buổi kinh tế khó khăn nhưng gia đình anh vẫn làm không hết các đơn đặt hàng.

Nghề mộc Hòa Phong hiện đang ngày một phát triển mạnh, đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây...