13 thg 10, 2014

Các loại bánh dân gian từ chuối ở Bến Tre

Ngoài món kẹo dừa nổi tiếng, khi về các vùng nông thôn ở Bến Tre du khách sẽ có dịp được thưởng thức các loại bánh chuối quen thuộc nhưng cũng không kém phần lạ miệng.

Không chỉ có bánh chuối hay kẹo chuối mà ta thường thấy ở các quán hàng rong hay tiệm tạp hóa mà người dân Bến Tre còn chế biến chuối thành nhiều món dân dã đặc trưng nhưng vẫn không làm mất đi vị thanh ngọt tự nhiên của loại trái cây này

Chuối xiêm chín thường được dùng làm bánh bởi trái to, nhiều nhựa, khi xay thành bột nó quện sánh hơn so với các loại chuối khác. Ảnh: sangiaodich. 

5 món ngon chế biến từ dừa

Cháo dừa, rau câu trái dừa hay tôm kho cùi dừa đều là những món mà chỉ cần nhắc đến cũng đủ khiến bạn thèm ăn.

Dừa là loại cây mà từ thân dừa, vỏ dừa, sọ dừa, lá dừa và sơ dừa đều có thể sử dụng được. Dưới đây là một số món ăn ngon được chế biến từ dừa đủ sức thuyết phục dạ dày của bạn.

Ốc len xào dừa

Ốc len xào dừa là món thường được gọi đầu tiên mỗi khi bước vào quán ốc. Với nước cốt dừa béo ngậy và đặc quánh, thêm vào vài lát ớt thấm vị, ốc len xào dừa thường được dùng khi còn nóng hổi. Khi ăn ốc len xào dừa, nhiều người cầm đuôi ốc, múc một chụt nước cốt rồi mới bỏ vào miệng hút. Nước cốt dừa càng chất lượng, đĩa ốc len xào dừa càng ngon. 

Nhìn một thố ốc len xào dừa ngập nước cốt thế này bạn sẽ chỉ muốn bắt tay vào ăn ngay. Ảnh: Linh Lê 

Hoang sơ Cồn Vành

Cồn Vành nằm trong Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng được UNESCO công nhận từ năm 1994 và là một trong các điểm đến duy nhất ở Việt Nam giữ được hệ sinh thái cũng như bãi biển nguyên sơ, thu hút những người ưa thích khám phá.

Cồn Vành nằm cách đất liền 7km thuộc xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Với một vị trí địa lý đắc địa, Cồn Vành nằm ở cửa sông Ba Lạt, nơi cửa sông Hồng hòa mình vào biển cả tạo nên một khung cảnh thiên nhiên hữu tình và tĩnh lặng. Cồn Vành hiện là điểm đến ưa thích của những du khách thích khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, làng chài với những người dân miền biển hiền hòa, hiếu khách.

Nếu như trước đây muốn đến Cồn Vành, người dân Thái Bình phải chèo thuyền thì bây giờ tuyến đường bê tông hiện đại đã nối Cồn Vành với đất liền giúp giao thông thuận lợi. 

Một góc Cồn Vành nhìn từ ngọn hải đăng Ba Lạt.

Côn Đảo - “Hòn ngọc” của Biển Đông

Trước đây, Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian”. Giờ đây, giữa biển khơi của Tổ quốc, Côn Đảo trở thành một “hòn ngọc” lộng lẫy thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng bởi cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những bãi biển, bãi san hô cùng những vạt rừng xanh ngút ngàn được bao bọc bởi sóng và gió biển… 

Từ địa ngục đến thiên đường du lịch:

Huyện đảo Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Tp. Vũng Tàu 97 hải lý.

Do nằm ở vị trí thuận lợi trên đường hàng hải nối liền Âu - Á nên Côn Đảo được người phương Tây biết đến rất sớm. Vào năm 1294, đoàn thuyền của nhà thám hiểm Marco Polo người Italia trên đường từ Trung Hoa trở về nước đã gặp bão phải dạt vào trú tại Côn Đảo. Từ đó, đến thế kỷ 15-16, rất nhiều đoàn du hành của châu Âu đã ghé thăm Côn Đảo.

Côn Đảo bắt đầu hình thành hệ thống nhà tù tàn bạo kể từ năm 1862, ngay sau khi thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông thuộc Nam kỳ. Từ đó đến năm 1975, suốt 113 năm, địa danh Côn Đảo trở thành “địa ngục trần gian”, nơi lưu đày, giam cầm những người chống lại chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ Sài Gòn cũ.

Du khách tham quan tìm hiểu về lịch sử Côn Đảo tại Bảo tàng Côn Đảo. Ảnh: Lê Minh

11 thg 10, 2014

Những con đường mang tên chức sắc tôn giáo ở Sài Gòn

Đường phố thường mang tên những danh nhân lịch sử - văn hóa, hiếm có tên đường là tên những vị chức sắc tôn giáo (nhất là sau 1975). Thế nhưng hiếm không phải là không, ở TPHCM có những con đường mang tên của các vị chức sắc ấy.

Nhiều nhất là Phật giáo, điều này chắc không cần phải giải thích. Có lẽ quen thuộc nhất là những con đường Sư Vạn Hạnh, Thích Quảng Đức,,, có người còn kể tên Trần Nhân Tôn với giải thích rằng ông chính là Phật hoàng, Gần hơn, có Sư Thiện Chiếu (1898 - 1974), thế nhưng sát với thời nay nhất và đúng là một chức sắc cao cấp của Phật giáo chính là Ni sư Huỳnh Liên (1923 - 1987). Đường Ni sư Huỳnh Liên nằm ở quận Tân Bình.


Mùa hồng giòn trên xứ lạnh Đà Lạt

Ngoài những thắng cảnh nên thơ, thành phố sương mù Đà Lạt còn có những vườn cây trái xum xuê trĩu quả, trong đó hồng giòn là loại trái cây đặc sản ngon, hấp dẫn mà du khách không thể bỏ qua.

Đà Lạt với đất đai màu mỡ và khí hậu tươi mát thuận lợi cho các loại cây trái và hoa màu phát triển. Ngoài là thủ phủ của rất nhiều loài hoa, Đà Lạt còn là nơi cho ra nhiều trái cây ngon ngọt không kém miền Tây, trong đó hồng giòn là một đặc sản rất riêng và đặc trưng của thành phố sương mù. 

Hồng giòn, đặc sản đặc trưng của phố núi Đà Lạt. Ảnh: Lamchame.