Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương - chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được nhiều người biết đến là ngôi chùa cổ và đẹp nhất của Huế. Chùa được xây dựng năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Sau này, chùa cũng đã được trùng tu, cải tạo nhiều lần dưới các triều vua nhà Nguyễn.
7 thg 10, 2014
Thiên Mụ - ngôi chùa cổ đẹp nhất xứ Huế
Được xây dựng cách đây hơn 400 năm với bao biến động nhưng chùa Thiên Mụ vẫn giữ được vẻ uy nghi, thanh tịnh và cổ kính bên dòng sông Hương..
5 thg 10, 2014
Tục nhuộm trứng đỏ của người La Hủ ở Lai Châu
Trong các dịp lễ tết, đặc biệt là lễ cúng bản, người La Hủ ở Lai Châu thường nhuộm trứng thành màu đỏ sẫm làm quà tặng nhau với mục đích chúc phúc, cầu may.
Người La Hủ (còn có các tên gọi khác như Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy) sống tập trung ở các xã Pa ủ, Pa Vệ Sủ, Ka Lăng, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Nhuộm trứng đỏ (Gá u nhi) là một trong những tập tục lâu đời của đồng bào dân tộc nơi đây, mang nét đẹp độc đáo, thú vị.
Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) là một trong những ngày lễ truyền thống, thường diễn ra vào ngày Dần trong tháng 3 âm lịch hằng năm để cầu bình an đến với dân làng. Vào ngày này, các gia đình trong bản sửa soạn đồ tế lễ gồm cơm vàng, trứng đỏ và các lễ vật như ngô, khoai, bạc trắng, rượu… để cùng nhau cúng bến thuyền (Ca tà hứ), bến nước (Ló khọ sò hứ), Thổ địa (Thủ tý hứ) và cổng bản (Cá tu hứ). Chủ trì Lễ cúng là Mí Cù, người coi sóc rừng thiêng của bản. Lễ cúng được diễn ra 2 lần, lần thứ nhất cúng đồ sống, lần thứ 2 cúng bằng đồ chín.
Lễ cúng bản (Gạ Ma Te) là một trong những ngày lễ truyền thống, thường diễn ra vào ngày Dần trong tháng 3 âm lịch hằng năm để cầu bình an đến với dân làng. Vào ngày này, các gia đình trong bản sửa soạn đồ tế lễ gồm cơm vàng, trứng đỏ và các lễ vật như ngô, khoai, bạc trắng, rượu… để cùng nhau cúng bến thuyền (Ca tà hứ), bến nước (Ló khọ sò hứ), Thổ địa (Thủ tý hứ) và cổng bản (Cá tu hứ). Chủ trì Lễ cúng là Mí Cù, người coi sóc rừng thiêng của bản. Lễ cúng được diễn ra 2 lần, lần thứ nhất cúng đồ sống, lần thứ 2 cúng bằng đồ chín.
Công việc này do người phụ nữ đảm nhiệm, họ sẽ làm cho mỗi người trong nhà một quả trứng nhuộm đỏ. Ảnh: Langvietonline.
Mũi Sa Vĩ, cực Đông miền Bắc
Vào ngày trời gió lạnh mù sương, Sa Vĩ càng trở nên ám ảnh với bãi vắng, người thưa, phi lao ngăn ngắt và những con thuyền biếng lười nằm dài trên cát trắng.
Thành phố Móng Cái nơi có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc từ lâu là điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhất là với những người yêu thích mua sắm. Nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp những chuyến tàu chở hàng hóa ngược xuôi, tấp nập người mua kẻ bán với đủ mặt hàng, nào vải vóc, quần áo, giày dép, nào đồ điện tử, đồ gia dụng.
Nhưng chỉ cần ra khỏi thành phố chưa đầy 10 cây số, du khách đã có thể cảm nhận một không gian hoàn toàn khác biệt của Trà Cổ yên bình. Đây là nơi mà ai cũng muốn đến khi đã đặt chân tới thành phố vùng biên. Người ta tìm đến đây để tắm, để vùng vẫy trong làn nước mát lành và thỏa lòng mình với cơn gió lộng từ biển thổi về. Nhưng hơn cả là được chiêm ngưỡng những “mái đình, làng biển” và nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ tổ quốc - mũi Sa Vĩ.
Thành phố Móng Cái nơi có cửa khẩu giao thương với Trung Quốc từ lâu là điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Ninh, nhất là với những người yêu thích mua sắm. Nơi đây lúc nào cũng nhộn nhịp những chuyến tàu chở hàng hóa ngược xuôi, tấp nập người mua kẻ bán với đủ mặt hàng, nào vải vóc, quần áo, giày dép, nào đồ điện tử, đồ gia dụng.
Nhưng chỉ cần ra khỏi thành phố chưa đầy 10 cây số, du khách đã có thể cảm nhận một không gian hoàn toàn khác biệt của Trà Cổ yên bình. Đây là nơi mà ai cũng muốn đến khi đã đặt chân tới thành phố vùng biên. Người ta tìm đến đây để tắm, để vùng vẫy trong làn nước mát lành và thỏa lòng mình với cơn gió lộng từ biển thổi về. Nhưng hơn cả là được chiêm ngưỡng những “mái đình, làng biển” và nơi đặt nét vẽ đầu tiên trên bản đồ tổ quốc - mũi Sa Vĩ.
Biển Trà Cổ cong hình lưỡi liềm. Ảnh: dulichvietnam
4 thg 10, 2014
Am Chư vị ở chùa Hóc Ông Che và huyền thoại về vị sư giết cọp
Từ tam quan chùa Hóc Ông Che đi thẳng sâu vào bên trong theo hướng tay phải, bạn sẽ đến một am thờ gọi là Am Chư vị. Câu chuyện về Am Chư vị này khá lý thú.
Theo truyền thuyết được người dân sống gần chùa Hóc Ông Che kể lại, sau thời gian theo học sư Khánh Lâm ở Châu Thới Sơn Tự, sư tổ chùa Hóc Ông Che là Huệ Lâm được thầy mình tặng bộ vật phẩm gồm: Cái rựa, xâu chuỗi và mõ gỗ. Rựa dùng để phát quang rừng rậm, xâu chuỗi dùng để tham thiền, mõ dùng để tụng kinh luyện trừ âm binh. Ngoài ra ông còn được truyền thụ bí kíp về võ bùa.
Cửa Am Chư vị
Theo truyền thuyết được người dân sống gần chùa Hóc Ông Che kể lại, sau thời gian theo học sư Khánh Lâm ở Châu Thới Sơn Tự, sư tổ chùa Hóc Ông Che là Huệ Lâm được thầy mình tặng bộ vật phẩm gồm: Cái rựa, xâu chuỗi và mõ gỗ. Rựa dùng để phát quang rừng rậm, xâu chuỗi dùng để tham thiền, mõ dùng để tụng kinh luyện trừ âm binh. Ngoài ra ông còn được truyền thụ bí kíp về võ bùa.
Chả bắp thơm chiều thu phố Hội
Cứ như một lời hẹn ước, mỗi độ thu về trên khắp các cung đường phố cổ Hội An, chả bắp -món ăn ngày càng được thực khách phương xa yêu thích - lại được bày bán.
Món chả bắp đúng vị phải ăn nóng cùng với các loại rau thơm - Ảnh: T.Ly
Dường
như chiều nay thu đã về trên phố. Cơn gió bấc se se lạnh tràn qua những
mái nhà nối nhau nghiêng bóng. Những chiếc lá rơi lác đác trên từng hẻm
nhỏ. Đâu đấy đôi quang gánh trĩu nặng màu vàng hoa cúc.
Mối đất - hương vị đại ngàn xứ Quảng
Mối đất là nguồn thực phẩm quý của người dân vùng cao. Với đôi bàn tay khéo léo, người dân bản địa nơi đây đã chế biến thành nhiều món ăn dân dã, hấp dẫn chiêu đãi khách quý.
Đĩa mối đất chiên nóng hổi làm thực khách nức cả mũi - Ảnh: T.Ly
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)