9 thg 7, 2014

Ra Lý Sơn ăn cá tà ma

Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), ngoài ngắm cảnh đẹp nơi biển đảo với nhiều di tích nổi tiếng, chúng ta còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon mà trong đất liền không dễ tìm thấy. Có thể kể đến một số món như: mực tươi, nhum biển, rau bồng bềnh, ốc, các loại cá - trong đó nổi tiếng ngon nhất là cá tà ma.

Tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy chứ không thể giải thích cặn kẽ được.

Ảnh: Tấn Trực

Nhớ hoài cầu gai Phú Quốc

Đi bắt cầu gai có lẽ là một cái thú, một sự trải nghiệm mà tôi sẽ không bao giờ quên được trong chuyến đi Phú Quốc.


Cầu gai là con nhím biển đen, tròn, gai dài chừng 15cm mọc tua tủa quanh thân. Tôi đã biết đến cầu gai trong lần đi tới Bari phía nam nước Ý vài năm trước đây. Người Ý rất thích con nhím tròn đầy gai này. Họ phết gạch cầu gai tươi giống như phết bơ lên bánh mì, ăn ngầy ngậy mà lại có vị biển. Ngoài ra họ còn lấy gạch phi thơm với tỏi để làm món mì spaghetti ai ricci de mare.

7 thg 7, 2014

Ổi Long Khánh

Tui sống ở Long Khánh từ nhỏ, ít nhiều cũng tự hào quê mình là xứ trái cây. Nhiều nhứt là chôm chôm, kế đến là sầu riêng (không kể cà phê và cao su là cây công nghiệp, không... ăn được). Ấy vậy mà không nghe nói đặc sản của Long Khánh là ổi.

Mấy năm gần đây tự nhiên nghe nói tới trái cây đặc sản của Long Khánh là ổi xá lị. Ngộ ghê à nhe, vậy là trái ổi nó đợi mình đi khỏi Long Khánh rồi nó mới nhảy lên làm đặc sản.

Ngoảnh lại cố hương để tìm hiểu, mới biết về trái ổi xá lị Long Khánh như thế này:

Ổi xá lị Long Khánh. Ảnh: traicaylongkhanh.com

Đường hầm đất đỏ kể chuyện xứ hoa

Kết thúc cung đường quanh co khoảng 10km ôm gần trọn hồ Tuyền Lâm thì đến khu du lịch Đất Đỏ (Công ty Sao Đà Lạt) nằm xuôi theo triền đồi nhỏ. Chính ở triền đất đỏ quạch là nơi đất đỏ Đà Lạt cất tiếng kể câu chuyện từ thuở hồng hoang.

Hình ảnh dân tộc bản địa Đà Lạt được khắc lên vách đoạn đầu tiên của đường hầm - Ảnh: Mai Vinh

Dưới bàn tay tài hoa của ông chủ Trịnh Bá Dũng (sinh năm 1972), hàng loạt công trình kiến trúc cổ nổi danh của Đà Lạt như nhà thờ Con Gà, ga xe lửa Đà Lạt, Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt... đã được dựng lên bằng kỹ thuật điêu khắc đất đỏ bên trong đường hầm dài hơn 1,2km, sâu khoảng 6m. Ngoài các công trình kiến trúc, câu chuyện văn hóa, con người và thiên nhiên của đất Đà Lạt cũng hiện lên bằng những hình tượng điêu khắc dọc bức tường đất đỏ cao rộng.

Lễ trưởng thành của thiếu nữ Chăm Bani Ninh Thuận

“Kareh” được coi là một trong những nghi lễ quan trọng trong vòng đời, đánh dấu sự trưởng thành của thiếu nữ Chăm theo đạo Bani.

Đến với làng Chăm Bani, bên cạnh được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của thánh đường Hồi giáo, du khách còn có thể tham dự nhiều nghi lễ tôn giáo linh thiêng và đặc sắc. Trong đó, lễ Kareh dành cho thiếu nữ được người dân nơi đây bảo tồn nguyên hiện trạng cho đến ngày nay.

Lễ Kareh được tổ chức cho các thiếu nữ từ 9 đến 15 tuổi. Theo quan niệm của người Chăm, tốt nhất nên làm lễ này trước khi các thiếu nữ vào tuổi dậy thì để tỏ lòng tôn kính cũng như thân thể sạch sẽ cho Po Awluah (Thánh Ala) chứng dám. Nghi lễ được tổ chức trong hai ngày, thứ 5 và thứ 6 vào các tháng 3, 8 hoặc 10 lịch Chăm.

Chủ lễ Kareh là Cả sư Bani, còn các chức sắc khác phụ lễ. Chủ nhà sẽ chọn một khoảng sân phía trước nhà và rào xung quanh bằng liếp tre để dựng nhà lễ. Trong đó nhà lễ chính ở phía Đông nơi tiến hành lễ Kareh và các chức sắc Bani lập bàn tổ, đối diện phía Tây là nhà lễ phụ cho bà bóng và các thiếu nữ. 

Bà bóng đưa các thiếu nữ vào nhà lễ chính. 

Đi săn 'vàng ròng' trên đảo Quan Lạn

Sá sùng là loài thủy sinh được ví quý như 'vàng ròng' của đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) khi mỗi cân sá sùng khô giá gần 1 chỉ vàng.

Người săn sá dùng kín mít từ đầu đến chân, chỉ hở mỗi đôi mắt

Chuyến đi săn thứ vàng ròng trên hòn đảo đẹp như tranh vẽ Quan Lạn cho chúng tôi nhiều trải nghiệm hơn mong đợi.