Có lần ngồi hầu chuyện nhà văn Sơn Tùng ở ngõ Văn Chương (Hà Nội), ông có nói về vùng “đất thánh” miền Trung kéo dài từ Hà Tĩnh tới Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Sơn Tùng bảo, hãy bước nhẹ trên vùng “đất thánh” bởi mỗi vạt cỏ đều chứa đựng máu thịt của người lính trận.
Từ ngã ba Đồng Lộc
Và nhà văn Sơn Tùng cũng rất chu đáo dặn dò lớp hậu sinh khi ngang qua “đất thánh”, rằng hãy bước nhẹ để các anh không đau. Các anh ở đây, không chỉ là các chiến sĩ đã hy sinh ngoài mặt trận mà cả những cô gái thanh niên xung phong hay du kích đã mãi mãi nằm xuống với đất. Và tôi biết rằng, mỗi vạt cỏ, nhành cây đều một thời thấm máu những người anh hùng.
Và nhà văn Sơn Tùng cũng rất chu đáo dặn dò lớp hậu sinh khi ngang qua “đất thánh”, rằng hãy bước nhẹ để các anh không đau. Các anh ở đây, không chỉ là các chiến sĩ đã hy sinh ngoài mặt trận mà cả những cô gái thanh niên xung phong hay du kích đã mãi mãi nằm xuống với đất. Và tôi biết rằng, mỗi vạt cỏ, nhành cây đều một thời thấm máu những người anh hùng.
Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) giờ đây không chỉ là vùng “đất thánh” mà trở thành huyền thoại trong lòng dân tộc. Những người viết nên huyền thoại ấy chẳng ai khác ngoài 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Chẳng ai ở Đồng Lộc có thể quên hình ảnh của 10 cô gái ấy. Họ rưng rưng khi kể về cái ngày định mệnh 26/7/1968, khi trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống lấy đi sinh mạng của 10 cô gái trẻ đang hăng hái san đường.
Tượng đài chiến thắng ở ngã ba Đồng Lộc.