25 thg 3, 2014

Lạ miệng “cà sóc” kiến vàng

Không phải món ăn làm từ các loại... cà, “cà sóc” là tên gọi tiếng Bahnar với kiến vàng trộn đu đủ xanh, ớt chín và lá é - một món ăn dân dã, lạ miệng của đồng bào Jrai, Bahnar ở vùng “chảo lửa” Krông Pa và chốn núi rừng Kbang, Gia Lai. 

Kiến vàng và trứng kiến được rửa sạch trước khi làm cà sóc - Ảnh: Tiến Thành

Giữa trưa nắng gắt ở làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tôi tình cờ thấy mấy người xúm quanh một người phụ nữ Bahnar đang sàng sẩy thứ gì đó màu nâu đất mà từ xa nhìn giống hệt mùn cưa.

“Chị Alếp đang sẩy kiến vàng làm cà sóc đấy. Ăn ngon lắm”, anh Đinh Bli - cán bộ xã liền giải thích.

Những món quà vặt không thể bỏ qua ở Đà Nẵng

Bánh tráng kẹp nướng lớp ngoài giòn lớp trong dẻo, bánh tráng xúc mít trộn ăn giòn thơm, ốc hút cay nồng đậm vị là những món quà vặt mà bạn nên thử khi một lần ghé thành phố bên sông Hàn.

Những món ăn vặt Đà Nẵng chỉ thực sự tấp nập từ 3h chiều đến đêm. Bất kể đông hè những món ăn được phục vụ quanh năm, những con hẻm nhỏ dần trở nên nổi tiếng và được các bạn trẻ tìm đến ken cứng lối đi.

1. Bánh tráng kẹp bò khô thơm lừng hẻm nhỏ 

Bánh tráng giòn bên ngoài, lớp nhân dẻo bên trong tạo nên điểm khác biệt của món bánh kẹp Đà Nẵng. 

10 món ngon nên thử khi đến Đà Lạt

Không chỉ nổi tiếng với các món ngon độc đáo như xắp xắp, bánh ướt lòng gà, mà Đà Lạt còn nhiều đặc sản vốn khá quen thuộc đã được biến tấu như bánh tráng nướng, bánh mì xíu mại.

Đến với Đà Lạt, bên cạnh việc tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như thung lũng tình yêu, vườn hoa thành phố hay cao nguyên Lang Biang, thì thưởng thức ẩm thực phố núi cũng là một trải nghiệm đáng nhớ.

1. Nem nướng

Không giống như nem chua rán, nem nướng Đà Lạt khi ăn thường cuộn kèm với bánh tráng, rau xà lách, chuối, khế... và chấm nước tương "độc chiêu". Nhờ vậy mà vị béo thơm của nem nướng cùng vị tươi mát của rau quả dậy lên hấp dẫn. Hai quán nem nướng trên đường Phan Đình Phùng và Bùi Thị Xuân là địa chỉ dành cho bạn khi muốn thưởng thức món này. 

Nem nướng Đà Lạt. Ảnh: yan 

Vẻ đẹp như tranh thủy mặc trên vịnh Vĩnh Hy

Cung đường như dải lụa ôm sát biển, luồn qua những rừng mai vàng rực rỡ và suối nhỏ róc rách sẽ đưa du khách đến vịnh Vịnh Hy đầy hoang sơ của Ninh Thuận.

Xuất phát từ thành phố Phan Rang qua cây cầu Tri Thủy, theo con đường tỉnh lộ 702 khoảng 42 km về phía đông bắc Ninh Thuận, lượn qua những cung đường như dải lụa ôm sát biển, một bên là những màu nước xanh trong, một bên là những đồng cỏ non với đàn cừu nhởn nhơ gặm cỏ, xa xa là những cánh đồng muối trắng, du khách sẽ bắt gặp một vùng biển trời xanh ngắt. Vịnh Vĩnh Hy hiện ra trước mắt đẹp như bức tranh thủy mặc khiến không ít du khách ngỡ ngàng. 

Khung cảnh bao quát vịnh Vĩnh Hy. Ảnh: Yeunhiepanh 

24 thg 3, 2014

Lễ chia tay người chết của dân tộc Raglai

Sau khi chia tay vĩnh viễn người chết mọi người dặn dò người thân không buồn nữa, rồi cùng nhau uống rượu cần, ca hát nhảy múa, biến lễ Bỏ Mã thành lễ hội quan trọng và vui vẻ nhất của người Raglai.

Cũng như dân tộc Chăm anh em kế cận, người Raglai cũng quan niệm, trong cuộc sống nhân gian có hai thế giới cùng tồn tại song song, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của người đã khuất. Thế giới mà ta đang sống chỉ là tạm bợ và thế giới của người đã khuất mới là thế giới vĩnh hằng. Do đó, khi có người thân đã qua đời, họ luôn tổ chức một lễ bỏ mả trang trọng. Lễ chia tay người chết về thế giới vĩnh hằng là một lễ nghi quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người Raglai. 

Vẻ đẹp hoang sơ trong khu vực sinh sống của người Raglai. 

Bánh canh Long Hương nổi tiếng Vũng Tàu

Nằm ngay trước cổng chào thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, quán bánh canh Long Hương là địa điểm mà du khách luôn ghé ăn khi đến thăm thành phố này.

Bánh canh giò heo là món ăn quen thuộc của người dân miền Nam. Riêng với người dân thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, món ăn với sợi bánh dai mềm, nước dùng thanh ngọt, thơm ngon.... còn là niềm tự hào về ẩm thực bên cạnh các món nổi tiếng khác như bánh khọt, cháo bồ câu, hàu sữa Long Sơn...

Tuy là món ăn nổi tiếng, thu hút du khách trong và ngoài nước nhưng bánh canh Long Hương lại có thành phần và cách chế biến khá đơn giản với sợi bánh, thịt heo và nước dùng... Điều khác biệt mà thực khách có thể nhận thấy đầu tiên chính là sợi bánh. Không làm bằng bột gạo như món bánh canh thông thường của người miền Nam, sợi bánh canh ở đây được chế biến hoàn toàn bằng bột lọc nên thường có màu trắng đục, mềm nhưng dai và không bị bở hoặc gãy nát. 

Bánh canh Long Hương là niềm tự hào về ẩm thực của người dân Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Hupa.