13 thg 12, 2013

Điệu múa Chămpa ở tháp Bà Po Ina Nagar

Đến thành phố biển Nha Trang, viếng thăm Tháp Bà Po Ina Nagar bạn còn được chiêm ngưỡng điệu múa truyền thống Chăm đặc sắc.

Tháp Bà Po Ina Nagar là công trình kiến trúc tôn giáo do người Chăm xây dựng từ thế kỷ thứ 9 đến 13 để thờ cúng thần linh, trong đó có nữ thần Po Ina Nagar còn gọi là Thánh Mẫu Thiên Y Ana. Tháp tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 m so với mực nước biển, ở cửa sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước.

Từ dưới chân núi, theo những bậc đá đi lên bạn sẽ gặp một khu đất bằng phẳng khoảng hơn 
200 m2. Ở đây có 10 trụ đá hình bát giác cao trên 3 m xếp hành hai hàng dọc lối vào, cạnh đó là 10 trụ nhỏ và thấp hơn. Trước kia nơi đây được cho là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, nơi khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các tháp. 

Vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc tháp Bà. 


Lộc An hoa anh đào vẫy gọi

Một khi đã đến biển Lộc An, bạn sẽ không muốn cất bước ra về bởi vẻ đẹp biển và đa dạng sinh vật rừng nguyên sinh ngập mặn.

Lộc An là xã thuộc huyện Đất Đỏ, cách thành phố Vũng Tàu 50 km. Trải nghiệm trên tuyến đường từ quốc lộ 51B tới Lộc An qua thị trấn Long Hải là một cái thú không nên bỏ lỡ. Bạn sẽ có cơ hội ngắm vẻ đẹp quyến rũ của rừng cây anh đào, loại hoa tưởng chừng chỉ có ở xứ sở Phù Tang. 

Nếu vào đúng dịp Giáng sinh, hoa anh đào đua nhau tràn ra vệ đường, thi nhau khoe sắc với đủ màu trắng tinh, xen lẫn vàng, xanh, tím. Cảm giác lướt trên những cung đường ven biển tuyệt đẹp của Long Hải, một bên là biển, một bên là rừng hoa anh đào, vừa cảm nhận làn gió biển trong lành, mát rượi vừa nhìn ngắm hoa anh đào nở thật không có gì tuyệt vời hơn. 

Cung đường hoa anh đào chào đón du khách đến biển Lộc An. Ảnh: tinmoitruong 

Nhà tù Phú Quốc – dấu tích một thời không thể quên

Nằm ở địa phận xóm Cây Dừa, xã An Thới thuộc khu vực cực nam đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang - Nhà tù Phú Quốc là trại giam tù binh trung tâm của miền Nam thời Mỹ - Ngụy.

Vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt, năm 1967, chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha. Đây là nơi giam giữ “cán binh cộng sản” lớn nhất miền Nam với hơn 32.000 tù binh từng bị giam giữ. Có lúc lên tới 40.000 nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ.

Nhà tù Phú Quốc có tất cả 12 khu được đánh số từ 1 đến 12, do 3 tiểu đoàn quân cảnh (7, 8, 12) canh giữ. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm 1972. Mỗi khu trại giam có thể chứa khoảng 3.000 tù nhân. Mỗi khu trại giam được chia làm nhiều phân khu, mỗi phân khu chứa được 950 tù binh, riêng phân khu B2 dành riêng để giam giữ các sĩ quan.

12 thg 12, 2013

Còn ta với nồng nàn

Tui gặp thứ trái này lần đầu vào tối thứ Sáu tại rừng tràm Tân Tiến (huyện Tri Tôn). Trái như trái chanh, nhưng vỏ sần sùi và mùi thơm nồng nàn hơn. Trái được vắt vô dĩa muối ớt để làm món chấm. Tối đó ăn cúm núm chiên, cá lóc nướng trui... Thứ nào chấm cũng được


Dĩa muối ớt, bên cạnh là loại trái chua chua miền núi, cạnh đó nữa là nước mắm me

Dân An Giang kêu trái này là trái chút. Ái chà, viết sao ta? Chút, chúc, trúc hay trút (dân miền Tây đọc 4 chữ này y chang nhau!).

Khi tui hỏi chữ chút viết sao, các chiến hữu người An Giang ngồi trong bàn nhậu mới à ới bàn với nhau coi tên trái này viết mần sao. Có người nói là trút (như chữ con trút), có người nói là chút (như chữ một chút). Cuối cùng là... hổng biết viết sao cho đúng, chỉ biết đọc là chút thôi.


Chiếc cầu hợp tác giữa 3 nước

Xe đang ở địa phận huyện Cái Bè (Tiền Giang) trên quốc lộ 1, hướng về cầu Mỹ Thuận. Bác tài quay qua nói với tôi:
  • Mình sắp tới chiếc cầu do 3 nước hợp tác.
Tôi nghĩ anh ta muốn nói tới cầu Mỹ Thuận, và như vậy là sai, vì cầu Mỹ Thuận do kỹ sư và công nhân của 2 nước là Úc và Việt Nam hợp tác thiết kế, thi công thôi.

Tôi bảo anh ta lầm rồi, nhưng anh ta lắc đầu, nói:
  • Không phải cầu Mỹ Thuận. Ông cứ ngồi yên đó đi, lát nữa tới nơi tui chỉ cho!
Ở khu vực đó của huyện Cái Bè, tên các xã thường có chữ Mỹ, như xã Mỹ Trung, xã Mỹ Tân, xã Mỹ Lợi thì chia thành 2 là Mỹ Lợi A và Mỹ Lợi B, Mỹ Đức cũng chia thành 2 là xã Mỹ Đức Đông và xã Mỹ Đức Tây... Các bạn đã từng đi miền Tây trên tuyến quốc lộ 1 đều biết là từ ngã ba Trung Lương tới Vĩnh Long không hề có chiếc cầu nào lớn ngoài cầu Mỹ Thuận, vậy thì lấy đâu ra chiếc cầu do 3 nước hợp tác xây dựng?

Cầu Gành chứ không phải cầu Ghềnh

Biên Hòa có chiếc cầu nổi tiếng là cầu Gành. Đây là chiếc cầu cổ xưa nhất thành phố Biên Hòa có tuổi đời hơn 100 năm, và do kiến trúc sư lừng danh Eiffel của Pháp thiết kế. Hình ảnh chiếc cầu sắt cổ kính này gần như đã thành biểu tượng của Biên Hòa.


Cầu Gành - Ảnh: PHN

Khốn khổ thay, tên cầu đã bị gọi sai thành cầu Ghềnh gần bốn mươi năm nay. Vì đâu nên nỗi như vậy? Bạn hãy đọc đoạn trích bài viết sau của nhà văn Khôi Vũ (Nguyễn Thái Hải) nhé: