21 thg 11, 2013

Về miền Tây, ăn cá rô rang muối


Ở ĐBSCL, nguồn cá đồng rất phong phú. Trong đó, cá rô là loài có khá nhiều trong các kinh rạch, đầm lung, ruộng cỏ ngập nước. Cá rô có con bằng 3 ngón tay người lớn khép lại, mập ú và thịt dẽ dặt, thơm ngon.

Mùa nước nổi hoặc khi trời sa mưa, cá rô lên ruộng để kiếm thức ăn là những bông lúa rụng, hoặc những hạt lúa chét tái sinh sau vụ gặt trước. Cá rô lớn rất nhanh và mập béo vì lúc này thức ăn trong thiên nhiên rất phong phú. Cá rô to độ 2- 3 ngón tay, người ta gọi cá “rô mề”, nhỏ bé hơn gọi là cá rô “mén”. Cá “rô biển” mình bầu, dẹt có màu đen sáng. Cá rô thịt dẽ dặt, thơm ngon. Cá rô mề là loại ngon nhất và rất có giá trị thương phẩm.


Rau càng cua ruộng


Miền Tây Nam Bộ là xứ sở của biết bao loài rau đồng. Riêng Trà Vinh quê tôi, có một loài rau rất ngon, rất dễ ăn có tên “rau càng cua ruộng”.

Khác với rau càng cua mọc trên bờ, càng cua ruộng mọc lẫn trong ruộng lúa hay những chỗ nước đọng. Thân rau dài, mình nước thường cao cỡ hai tấc đến bốn tấc nếu chỗ nước sâu và có phân bón cho lúa tốt.

Nhớ lúc còn nhỏ, vừa dọn nhà ở quê ra, mỗi khi thấy rau càng cua ruộng được bán ở chợ thì má tôi không thể bỏ qua. Má thường kho mắm, kho tép hoặc một mớ cá hủn hỉn để chấm rau càng cua. Mùi vị của rau dễ ăn. Ngay cả đám con nít chúng tôi cũng rất thích.


Món ngon từ da cá mập

Rất ít người hình dung da cá mập có thể chế biến thành món ăn ngon. Hiện nay, tại những nơi chế biến thịt cá mập ở Bình Thuận như: thôn Thanh Linh, xã Tân Phước, thị xã La Gi; các xã Đông Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (Phú Quý), da cá mập được thương nhân (đa số là Trung Quốc) đặt mua không hạn chế số lượng.

Chị Phạm Thị Mười, một trong những người chế biến khô da cá mập ở Tam Thanh, nói: “Thấy họ mua da thì bán chớ có biết họ làm gì!?”. Theo nhiều người, một con cá mập con, dài trên 1 m, đường kính thân nơi to nhất từ 20 - 25cm, sau khi xẻ thịt cho một lớp da dày phơi khô trọng lượng khoảng 300gr, hoặc hơn tùy theo việc lóc thịt. 



20 thg 11, 2013

Khám phá Thẩm Púa - "hang ông Giáp"

Là nơi đặt huy đầu tiên của chiến dịch Điện Biên Phủ và được người dân bản địa gọi là hang "ông Giáp", nhưng hang Thẩm Púa còn ít được nhiều người biết đến khi đến thăm địa danh "lừng lấy năm châu, chấn động địa cầu" này.

Hang Thẩm Púa 

Sau hơn 400km theo đường QL6 từ Hà Nội và vượt qua con đèo Pha Đin - một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam - chúng tôi đặt chân tới Điện Biên, vùng đất một thời oanh liệt của cha ông với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng danh. Theo lịch trình, cả nhóm cũng thăm thú các địa danh lừng lẫy Đồi A1, Hầm tướng Đờ-Cát, cánh đồng Mường Thanh...

Nhưng cứ thấy như đã bỏ quên điều gì đó.

Du ngoạn thác Yang Ly

Thác Yang Ly nằm trên địa phận xã Yang Ly, huyện Khánh Vĩnh, cách Nha Trang khoảng hơn 50 km về phía Tây. Yang Ly có vẻ đẹp hoang sơ, gắn với những câu chuyện, truyền thuyết đẹp.

Chuyện kể rằng, suối Yang Ly vốn là một nàng tiên trên trời. Một ngày kia, nàng xuống trần gian chơi, trở thành vợ của một chàng trai và có một đứa con tên là Lách. Biết tin, Trời vô cùng tức giận đã biến nàng tiên thành Suối Mẹ. Suối Mẹ ở trên đỉnh núi rất cao. Còn Lách thì biến thành suối Lách, bị đày xuống tận hạ lưu, vùng Yang Ly xa xôi nên còn có tên là suối Yang Ly. 

Một góc Yang Ly 


Những hang động huyền bí ở Thất Sơn: Đi tìm hang hổ

Hang bạch hổ ở vồ Thiên Tuế 

Núi Cấm xưa kia có rất nhiều hổ với những truyền thuyết ly kỳ. Đến bây giờ nhiều người dân đi rừng vẫn còn nhìn thấy dấu chân chúa sơn lâm.

Từ những truyền thuyết, giai thoại về hổ trên vùng Bảy Núi, chúng tôi trở lại Thiên Cấm sơn để tìm hiểu. Hiện trên ngọn núi này có đến gần 10 hang hổ và theo người dân, trong số đó có nơi vẫn còn ông “ba mươi” trú ngụ.

Trận chiến ly kỳ

Tương truyền xưa kia, các võ sĩ ở miệt Thất Sơn thường đấu hổ, song lão đạo sĩ cuối cùng trên đỉnh Thiên Cấm sơn - Ba Lưới bảo đó chỉ là lời đồn thổi. Bởi theo ông, xưa kia hổ trên núi nhiều vô số kể nhưng đều là hổ tu không làm hại mà còn bảo vệ con người. Trong đó có hai con hắc hổ (hổ đen) và một con bạch hổ - chúa sơn lâm trên núi Cấm.