7 thg 10, 2013

Làm đèn kéo quân ở Cao Viên

Cứ đến dịp Trung thu, cây đèn kéo quân với những hình ảnh sinh động lại xuất hiện.

Đèn kéo quân, hay còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung thu. Hình ảnh trên cây đèn thường nói về việc nghĩa, về những đoàn quân lính xung trận (nguồn gốc của tên gọi "kéo quân"), về sau người ta mở rộng nhiều đề tài khác như thêm ông quan trạng vinh quy bái tổ, cảnh tứ linh nhảy múa, nông dân làm ruộng, mục đồng chăn trâu,… và đến nay là các yếu tố hiện đại hoặc giải trí như Tôn Ngộ Không, mèo máy Đôrêmon, thủy thủ Mặt Trăng… 

Để phục hồi nghề làm đèn kéo quân, liên tục 4 năm nay, Bảo Tàng Dân tộc học Việt Nam đã mời một số nghê nhân ở thôn Đan Viên (xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) dạy các em học sinh cấp 2 làm đèn kéo quân vào dịp Trung thu. Cũng nhờ thế nên ở Cao Viên vẫn còn làm đèn kéo quân theo cách truyền thống.

Đã 4 năm nay gia đình ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Đàn Viên, xã Cao Viên, Thanh Oai, Hà Nội) làm đèn kéo quân để bán vào dịp Trung thu. Ông Quyền còn dạy làm đèn kéo quân vào dịp trung thu ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho học sinh cấp 2 

Ngôi chùa độc đáo có hơn 100 pho tượng bằng đất

Chùa Nôm (Hưng Yên) hiện đang lưu giữ hơn 100 pho tượng làm bằng đất với nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông, chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ cổ kính của kiến trúc chùa cổ đồng bằng Bắc Bộ. Điều đặc biệt nhất là ngôi chùa này đang lưu giữ hơn 100 pho tượng cổ bằng đất.

Bên cạnh đó là kiểu kiến trúc độc đáo – "nội công, ngoại quốc" với hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà tổ hay nhà tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa. Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ Công, còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu hay như ở chữ Quốc.

Cổng chính chùa Nôm nằm trước chợ làng Nôm với kiến trúc khá độc đáo 

Khám phá Chí Linh Bát Cổ

Huyện Chí Linh của tỉnh Hải Dương là mảnh đất địa linh nhân kiệt tiêu biểu của các tỉnh phía Bắc thời phong kiến. Đây là vùng đất ghi dấu ấn của rất nhiều bậc anh hùng, danh nhân văn hóa như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi… 

Đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng

Người dân nơi đây đều tự hào khi nhắc đến Chí Linh Bát Cổ - tám cảnh đẹp, di sản văn hóa cổ tiêu biểu được hiền nhân xưa bầu chọn. Chúng tôi đã thực hiện một cuộc hành trình tìm lại tám cảnh đẹp cổ ấy.


6 thg 10, 2013

Hang Rái, địa chỉ vàng cho thợ săn ảnh

Dù chưa có tour du lịch mở đến nhưng Hang Rái lại thu hút nhiều tay mê nhiếp ảnh và những phượt thủ ưa mạo hiểm bởi vẻ đẹp hoang sơ.

Nằm ở phía Nam của vịnh Vĩnh Hy, cách thành phố Phan Rang chừng 35 km, bãi Hang Rái giống như “một nàng công chúa đang ngủ yên” giữa các địa danh nổi tiếng thuộc tỉnh Ninh Thuận đang chờ người đến “đánh thức”. Bãi Hang Rái không chỉ có địa thế núi chắn sóng, chất chồng lên nhau tạo nên những hang động đẹp mắt mà còn là khu vực sinh sống của loài rái cá. Đó cũng chính là cội nguồn ra đời tên gọi đặc biệt - Hang Rái. Núi ở đây không cao, hang không sâu nhưng là nguồn cảm hứng vô tận cho các tay săn ảnh bởi vẻ đẹp ấn tượng giữa một bên là núi Chúa, một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào với những đàn rái cá đùa giỡn trên các mỏm đá. 

Hang Rái. Ảnh: Lê Minh Ngọc 

Xôi cá rô đồng

Ở Việt Nam, chỗ nào có ruộng lúa hầu như đều có cá rô đồng; tuy ngày nay do việc đánh bắt bừa bãi bằng điện và hóa chất đã khiến lượng cá đồng giảm nhiều. Ở đồng bằng sông Cửu Long, cá rô được dùng kho tộ, cá rô chiên tươi dằm nước mắm tỏi, cá rô nướng cuốn bánh tráng chấm nước mắm me, cá rô nấu canh chua, cá rô nhỏ chiên giòn…

Thịt cá rô sắp lên mặt dĩa xôi rắc hành phi. 

Một lần ra Hà Nội, tôi được một người bạn mời ăn thử mới biết cá rô đồng còn làm được nhiều món ngon đặc biệt, trong đó có món cá rô ăn kèm với xôi.


Thác Bà ở Bình Thuận

Nằm ở tận cùng phía Nam của dãy Trường Sơn, rừng nguyên sinh núi Ông (huyện Tánh Linh, Bình Thuận) từ lâu đã nổi tiếng với biết bao huyền tích lịch sử. Hơn nữa, ngoài những động thực vật vô cùng phong phú và quý hiếm được các cán bộ kiểm lâm nơi đây canh giữ nghiêm ngặt, ẩn dưới ngọn núi Ông cao gần 1500 mét là dải thác nước mang tên thác Bà đẹp mê hồn như một dải lụa mềm mại, ẩn hiện giữa bao la rừng núi.

Thác Bà. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh, sau khi vượt hơn trăm cây số, chúng tôi tới thị trấn Lạc Tánh (huyện Tánh Linh) khi trời đã giữa trưa. Từ đây, chẳng mất nhiều thời gian để tới được khu thác Bà nổi tiếng trong vùng bởi nó rất thân thuộc với người dân địa phương, hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số. Hơn nữa, dù đường đá khá khó đi nhưng nếu để ý hai bên đường, lẫn trong những cánh rừng đại ngàn là các biển cây số hướng dẫn rất chi tiết từng khúc cua, ngã rẽ để tới thác Bà.