13 thg 1, 2013

Ăn nhộng ong U Minh

Thợ ong ở U Minh Thượng sau mỗi chuyến gác kèo lấy mật thường mang phần sáp đầy nhộng ong về. Bà con chòm xóm được một bữa nhộng béo ngậy.


Nhộng ong rừng U Minh Thượng

Người ta gạt ong già ra khỏi tảng. Chế nước sôi vào thau rồi thả nguyên tảng ong vào. Phần sáp gặp nước nóng tan chảy ra sền sệt. Dùng một tấm lưới, đổ nước sôi lẫn sáp để lọc nhộng. Sau khi nước sáp chảy qua khe lưới, còn lại trên mặt lưới toàn là nhộng. Người ta tráng nước sơ qua rồi ăn ngay hoặc chế biến.


Ra thăm hòn "đảo 7 nhà"

Bãi Nam trên hòn Nhum Bà. Ảnh: Phương Kiều

Chúng tôi cùng lên chiếc ghe đánh ốc rời bến tàu hòn Nghệ tiến ra hòn Nhum Bà (ấp Hòn Ngang, xã Sơn Hải, Kiên Lương). Ghe đánh ốc là loại ghe nhỏ, rộng khoảng 2 mét và dài chừng 5 mét, phía trước chứa những vỏ ốc vôi xâu dài trên mành lưới dùng để thả xuống biển dụ mực tuộc chun vô. Càng ra xa càng thấy ghe quá nhỏ so với những con sóng cấp 3, cấp 4 bạc đầu đánh tạt vào mũi, nhiều lúc như muốn nhấn chìm.

Trên sóng nước xanh dờn, chốc chốc lại bắt gặp một bầy cá gỏi nhỏ như cọng tăm bay lướt trên mặt biển. Cách nhau chỉ 9 cây số mà phải mất đến hơn hai tiếng đồng hồ ghe mới cặp vào bãi Nam của hòn Nhum Bà.

Hòn Nghệ


Nhấp nhô núi, đảo trong vùng biển Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Mai Lý

Khoảng 12 giờ trưa, tàu rời bến thị trấn Ba Hòn (huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang), trong thoáng chốc đã lọt thỏm giữa vùng biển xanh thẫm chung quanh nhấp nhô, lớn nhỏ những núi non, hải đảo, cứ như đang ở vịnh Hạ Long. Hai giờ sau, tàu cặp bến hòn Nghệ (xã Hòn Nghệ, Kiên Lương).

Từ “homestay”…

Hòn Nghệ không có khách sạn, nhà nghỉ, kể cả phòng trọ, nhưng người dân nơi đây rất mến khách, xem khách từ đất liền ra là người thân. Nhờ vậy mà mới quen nhau trên tàu chúng tôi đã được ông Vũ Ngọc Dẻo nằng nặc “kéo” tới nhà ông ăn nghỉ.


Mất dần Hà Tiên thập cảnh

Mười cảnh đẹp và nên thơ bậc nhất của đất Hà Tiên (Kiên Giang) đã và đang bị xâm hại, có những cảnh đã hoàn toàn biến mất...


Đảo Kim Dự (nay là núi Pháo Đài) ngày xưa như một hòn ngọc nổi trên biển nhưng nay đã nối với đất liền - Ảnh: Tấn Thái

Mười vị trí thường được gọi là Hà Tiên thập cảnh ấy, nổi tiếng từ khi đất Hà Tiên được khai phá, gắn liền với Hà Tiên thập vịnh - mười bài thơ ngâm vịnh miêu tả mười cảnh đẹp do Mạc Thiên Tích (1718-1780) sáng tác. Mạc Thiên Tích là con trai Mạc Cửu (1655-1736 - người có công khai phá đất Hà Tiên) và cũng là người sáng lập nên Tao đàn Chiêu Anh Các - nơi đã cho ra đời hơn 300 bài thơ xướng họa về 10 cảnh đẹp này.



Non nước Hà Tiên

Ở vị trí cuối vùng biên giới xa xôi tây nam nước ta, Hà Tiên là vùng đất nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh. “Hà Tiên thập cảnh” cùng với lịch sử khai mở vùng đất này đã từng đi vào thi ca.


Thạch động ở Hà Tiên. Ảnh: ĐHT

Đến Hà Tiên, nơi đầu tiên du khách nên viếng thăm là khu đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc ở núi Bình San. Họ Mạc ở Hà Tiên, khởi đầu từ Mạc Cửu, người có công khai phá và xây dựng vùng đất này hơn 300 năm trước. Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, và ông là vị tướng văn võ song toàn, là người lập nên Tao Đàn Chiêu Anh các, làm rạng danh xứ Hà Tiên.


Quần đảo Bà Lụa trong vịnh Hà Tiên

Biển hòn Nhum. Ảnh: Mai Lý

Bà Lụa là tên gọi một nhóm khoảng 45 đảo lớn nhỏ trong vùng biển huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; trong số đó chỉ có 10 đảo là có người ở. Do có nhiều đảo cấu thành, che chắn nhau trong một vùng biển nông nên biển trong khu vực quần đảo Bà Lụa ít có gió to, sóng lớn, thích hợp cho các tàu du lịch đưa khách dạo chơi, tham quan, ngắm cảnh. Nhiều người ví quần đảo này như một tiểu Hạ Long ở phía Nam.

Quần đảo Bà Lụa còn có tên là Bình Trị, vị trí cách mũi hòn Chông - Bình An, khoảng 7km về phía tây, cách Ngã Ba Hòn 15km về hướng đông. Những hòn đảo do người địa phương đặt tên thường tùy theo hình dạng, hoặc do những truyền thuyết, giai thoại như hòn Heo, hòn Dê, hòn Ngang, hòn Đước, hòn Đụn, Ba hòn Lò, hòn Nhum Ông, hòn Nhum Bà, hòn Rể Lớn, hòn Rể Nhỏ, hòn Đồi Mồi, hòn Dừa, hòn Ba Vồ, hòn Thơm, hòn Đá Bạc, hòn Bờ Đập, hòn Ông Tiều, hòn Kiều Ngựa, Ba hòn Đầm, hòn Đá Lửa, hòn Con Nghê, hòn Chướng, hòn Một, hòn Móng Tay, hòn Vông, hòn Khô, hòn Sơn Tế, hòn Sơ Rơ, hòn Lô Cốt v.v...