2 thg 8, 2012

Thăm làng bánh tráng Cù lao Mây


Về đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến với những cù lao trên sông Hậu, du khách sẽ có cảm giác khám phá những điều mới lạ với nhiều truyền thuyết từ thời tiền nhân khai mở đất phương Nam. Cù lao Mây là một điểm đến hấp dẫn ở huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.


Cù lao Mây giữa nhiều sông rạch chằng chịt.


Về ý nghĩa và nguồn gốc tên gọi cù lao Mây được người dân địa phương giải thích, do nơi đây cù lao nổi lên giữa bốn bề sông nước, trên mây phủ, nên dân gian từ xưa đặt tên là cù lao Mây. Khi hình thành địa giới hành chính, đất cù lao Mây thuộc xã Thạnh Mỹ Hưng. Xã có chiều dài 20 ki lô mét, ngang từ 800 - 2.500 mét, có nhiều cồn nổi lên bao bọc chung quanh, kênh rạch chằng chịt. Năm 1906-1908, người Pháp đào con kênh nối sông Trà Ôn với sông Mang Thít, tạo ra con đường thủy nối từ Cà Mau lên Sài Gòn đi ngang cù lao Mây.


Vườn cò Bằng Lăng

Trước đây vài năm, khách du lịch đi trên tuyến đường từ Châu Đốc về Cần Thơ thường hay ghé tham quan vườn cá sấu ở Long Xuyên rồi ghé qua vườn cò Bằng Lăng. Nay thì chỉ còn vườn cò là địa chỉ thu hút khách du lịch vào mỗi buổi chiều trên tuyến đường này.

Khu vườn rộng hơn 2 héc ta là nơi tập trung sinh sống của hàng vạn chim các loại, trong đó, cò chiếm nhiều nhất. Ảnh: LVS


Vườn cò Bằng Lăng là một trong những sân chim lớn và hấp dẫn nhất trong số các sân chim khác ở Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.


30 thg 7, 2012

Lãng du Thác Trời


Đến Khánh Hòa, ngoài những danh thắng biển đảo nổi tiếng, du khách còn có thể tìm kiếm những trải nghiệm thú vị trong hành trình của mình khi đến thác Yangbay, nằm cách Nha Trang khoảng 45 km, ở xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh.



Thác Yangbay - Ảnh: Nguyễn Chung

Ra Phú Quốc làm chúa đảo


Đây là tour du lịch dã ngoại mà du khách có thể tự tổ chức, một trải nghiệm thú vị mà ngay cả nhiều người từng đến Phú Quốc cũng chưa hề biết.

Đến Phú Quốc (Kiên Giang), sau khi tham gia các tour du lịch phổ biến như câu mực, câu cá, lặn biển ngắm san hô… chúng tôi quyết định tự tổ chức riêng cho mình một tour.

Sáng sớm, hai người chúng tôi thuê một chiếc xe máy chạy về hướng bắc đảo tham quan Bãi Dài.


Một hòn đảo nhỏ ở Phú Quốc vừa có bãi cát và bãi đá nhưng lại ít người lui tới

Bãi Dài không phải là đích đến của chúng tôi nhưng cũng cần phải nói qua một chút về nó.

Một dòng sông truyền thuyết

Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn

Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!… 

là những câu ca dao xứ Quảng gắn liền với sông Thu Bồn nổi tiếng dài hơn 200 km. 
 
 
Du khách phương Tây trên sông Thu Bồn - Ảnh: Trương Điện Thắng

Ngày nay đã có nhiều tour đưa du khách từ Hội An ngược dòng sông Thu để ngắm cảnh đẹp hai bên bờ; nhưng có lẽ khoảng thời gian mà người ta thích du ngoạn nhất là vào lễ hội bà Thu Bồn tổ chức vào ngày 12.2 âm lịch hằng năm. Xuất phát từ Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Trường Sơn với độ cao trên 2.500 mét so với mực nước biển, sông Thu Bồn ban đầu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ chảy qua địa phận huyện Nam Trà My thuộc vùng tây nam Quảng Nam với cái tên Đắk Di. Khi qua các huyện trung du Tiên Phước, Hiệp Đức, Đắk Di hợp lưu với nhiều suối khác trở thành sông Tranh chảy về xuôi. Qua khỏi Trà Linh đến Hòn Kẽm Đá Dừng, nay thuộc huyện Nông Sơn, sông bắt đầu mang tên Thu Bồn và chảy về Cửa Đại, Hội An…


Bánh bèo bì


Bánh bèo là món ăn phổ biến ở khắp đất nước. Nhưng bánh bèo bì thì chỉ có một vài nơi. Bình Dương là nơi bánh bèo bì được coi như một đặc sản địa phương được nhiều du khách nhớ.

Làm bánh bèo bì cực nhất là khâu làm bột. Bánh bèo không cần chọn gạo ngon đặc sản mà chỉ dùng loại gạo thông thường. Vấn đề ở chỗ là cách làm kỹ lưỡng. Vì thế, người ta bảo trong bánh bèo bì ở Bình Dương chứa cả tấm lòng.

Trước hết, gạo được vo qua nước nhiều lần cho sạch cám rồi ngâm một đêm trong nước. Hôm sau, gạo được lấy ra “rửa” trong nước sạch nhiều bận cho đến khi hết vị chua rồi đem xay nhuyễn thành bột. Người ta để bột vào bao vải, cột chặt rồi lấy vật nặng dằn lên, thường là dùng cối xay bột bằng đá để dằn. Để qua một đêm, nước trong bột rút đi, để lại những miếng bột trắng tinh. Bột được phơi khô sẵn sàng làm bánh.