Tên
đường phố ở nước ta được đặt theo tên danh nhân lịch sử - văn hóa. Bỏ
qua những chuyện ngớ ngẩn, kiểu như ở TPHCM có đường Trần Hưng Đạo A,
Trần Hưng Đạo B (tức là có 2 ông Trần Hưng Đạo), hay có đường Đinh Tiên
Hoàng không xa mấy đường Đinh Bộ Lĩnh (cứ coi như một đường đặt cho ông
khi chưa làm vua, và một đường là đặt cho ông khi đã làm vua rồi)... thì
tên đường cũng là một cách gợi cho ta nhớ lại lịch sử.
Lịch
sử thì không phải ai cũng biết, cũng thuộc, cho nên nhiều khi đi trên
con đường mang tên vị danh nhân ấy mà chẳng biết ông là ai, có công
trạng như thế nào.
Ca dao (thời nay) có câu rằng:
Dân ta phải biết sử ta
Nếu mà không biết thì tra Gu-gồ!
30 thg 4, 2012
Gốm Bàu Trúc: Nắn bằng tay, xoay bằng... đít
Hi, xin được khẳng định rằng cái câu Nắn bằng tay, xoay bằng đít không phải tui tự đặt ra để câu view đâu, mà chính là tự xưng của dân làng nghề Bàu Trúc đó!
Làng Gốm cổ truyền
Bàu Trúc có lịch sử hàng ngàn năm, nằm trên
quốc lộ 1, cách Thành Phố Phan Rang Tháp Chàm 7 km về phía Nam trên đường
từ Hà Nội vào Thành Phố Hồ Chí Minh và là làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam
Á...
Gốm
Bàu Trúc hiện nay rất nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới vì bản chất
nghệ thuật đặc sắc, và vì hai đặc điểm hổng giống ai của nó.
Thứ nhất:
Để
làm các đồ gốm dạng tròn (bình, chậu...) hầu như tất cả các nơi trên
thế giới đều dùng bàn xoay. Khối đất sét được đặt trên một cái bàn xoay
đều, nghệ nhân dùng tay tạo dáng cho sản phẩm. Ở Bàu Trúc thì không!
Không có cái bàn xoay! Cục đất sét đứng yên và... người xoay. Bởi vậy
nên họ mới gọi là: Nắn bằng tay, xoay bằng đít.
Cục đất sét
19 thg 4, 2012
Mukhalinga là gì?
Linga là gì chắc mọi người đều đã biết. Xin nhắc lại một tí thôi: đó là
biểu tượng sinh thực khí của người đàn ông, được thờ tại các kiến trúc
tôn giáo của đạo Hindu. Tương tự như vậy là yoni, sinh thực khí của
người đàn bà.
Những bậc hiền tài, có công lớn với đất nước, với xã hội, được nhân dân
tôn kính sẽ được nhân dân trân trọng thờ cúng như một vị thần. Hình thức
tôn kính trang trọng nhất là tạc gương mặt người đó lên... một cái
linga. Linga có tạc hình mặt người gọi là mukhalinga.
Ở Việt Nam, linga có rất nhiều trong các kiến trúc tôn giáo của người
Chăm, tuy nhiên mukhalinga thì rất hiếm. Có lẽ vì số nhân vật được người
Chăm tôn thờ như vị thần không nhiều.
Muakhalinga (có lẽ là duy nhất) ở Việt Nam có thể chiêm ngưỡng được tại
tháp Chàm Po Klong Garai (Phan Rang), trên mukhalinga này là gương mặt
vị vua nổi tiếng của Chiêm Thành: Po Klong Garai (thế kỷ 12).
Mukhalinga Po Klong Garai - Ảnh: Phạm Hoài Nhân
15 thg 4, 2012
Chuyện thương hiệu: Tui là Mọi!
Ninh
Thuận là đất trồng nho. Đi xe trên quốc lộ 1 qua vùng đất này bạn có
thể nhìn thấy những vườn nho bên đường, hoặc ghé vào một điểm dừng nào
đó để mua nho, rượu nho, mật nho.... Thế nhưng thương hiệu nho Ninh
Thuận đi được vào các siêu thị, triển lãm, hội chợ thì chỉ có một: Nho Ba Mọi.
Trong vườn nho Ba Mọi
Không
đi theo con đường của những chủ vườn nho khác là cứ sản xuất rồi đưa ra
bán ở dọc quốc lộ, anh Nguyễn Đại Vệ, con trai cả của ông chủ vườn nho
đã xây dựng thương hiệu nho Ba Mọi một cách bài bản, từ quy trình sản
xuất đến phân phối và cả truyền thông. Một trong những cách làm thú vị
và hiệu quả là biến trang trại nho Ba Mọi thành một điểm tham quan du lịch miễn phí.
Trong tour du lịch đến tháp Chàm Po Klong Garai, du khách có thể đến
thăm vườn nho cách đó vài cây số, nơi đó sẽ được chủ vườn thuyết trình
về quy trình trồng nho, sản xuất rượu nho và dắt đi tham quan vườn nho,
rồi thưởng thức những sản phẩm từ nho. Hoàn toàn miễn phí (dĩ nhiên sau
đó bạn sẽ chẳng tiếc gì khi mua vài chai rượu nho hay vài ký nho, ha
ha!).
Trên quê hương cố tổng thống VNCH Nguyễn văn Thiệu
Ông
Nguyễn văn Thiệu sinh tại làng Tri Thủy, xã Tân Hải, quận Thanh Hải,
tỉnh Ninh Thuận (nay là xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận).
Từ
làng Tri Thủy, những đứa bé đi học phải qua một cái đầm lớn là đầm Nai.
Như bao nhiêu đứa trẻ khác, cậu bé Nguyễn văn Thiệu phải hằng ngày lội
qua cái đầm ấy rồi đi bộ 5-7 km để đến trường. Cởi quần áo ra, áo quần
và cặp sách đội trên đầu, cậu bé lội quãng đường hơn nửa cây số dưới
đầm.
Bản đồ thôn Tri Thủy và đầm Nai
Lớn
lên, thành đạt, cậu bé Nguyễn văn Thiệu ngày nào nghĩ đến những đứa trẻ
phải lội biển đến trường như mình nên cho xây một chiếc cầu, chiếc cầu
ấy được người dân địa phương gọi là cầu Nguyễn văn Thiệu. Hiện giờ, cầu
mang tên là cầu Tri Thủy.
Ngu như cừu!
Vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận nuôi nhiều nhất 3 con: dê, cừu và bò.
Trong 3 con này thì có đến 2 con... có thương hiệu. Đó là con dê và con bò. Con dê nổi tiếng là... dê, còn con bò nổi tiếng là... ngu như bò!
Nuôi cừu ở Ninh Thuận (Ảnh: Ninh Thuận online)
Ấy vậy mà người Ninh Thuận khi chửi ai ngu thì không chửi là ngu như bò, mà lại chửi là ngu như cừu!
Bởi vì con cừu còn ngu hơn cả con bò nữa!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)