21 thg 2, 2011

Thành cổ Biên Hòa

Du khách đi Nha Trang khi gần đến trung tâm thành phố sẽ qua một nơi gọi là Ngã ba Thành, vì vậy khi dạo chơi ở thành phố Biên Hòa sẽ ngạc nhiên khi nghe nói: Tới Ngã ba Thành rồi!

Ồ, ở Biên Hòa cũng có Ngã ba Thành, nhưng đó là Thành Kèn (chứ không phải thành Diên Khánh ở Nha Trang). Gọi là ngã ba Thành vì nơi đó có một ngôi thành cổ, rất cổ - có thể coi là cổ nhất của Nam bộ.

Thành cổ Biên Hòa nằm ngay giữa thành phố Biên Hòa hiện đại. Bơ vơ. Điêu tàn.



20 thg 2, 2011

Bánh cúng - bánh cấp

Photobucket

Các bạn có biết 2 thứ bánh trong hình trên là bánh gì không?

Đó là loại bánh làm bằng nếp giống như bánh tét, bánh chưng nhưng không có nhân, và kích thước nhỏ hơn rất nhiều.

Chúng có tên là bánh cúng (cái bánh dài) và bánh cấp (cái hình chữ nhật).


25 thg 1, 2011

Đường đổi ngày

Học sinh phổ thông đều đã biết kinh tuyến 0o đi qua Greenwich được gọi là đường đổi ngày. Bước ở bên này kinh tuyến là ngày hôm trước, bước qua bên kia đã là ngày hôm sau.

Mới đây, trong một chuyến đi bụi, tôi phát hiện ra đường đổi ngày không những đi qua Greenwich mà còn đi qua... Vĩnh Long nữa cơ!

Buổi tối thả bộ đi lang thang theo con đường dọc bờ sông (và đi qua chợ Vĩnh Long), nhìn lên các bảng hiệu bên đường, tôi thấy tên đường là Ba Mươi Tháng Tư.

Tiếp tục đi dạo trên đường Ba Mươi Tháng Tư, hồi sau tôi lại nhìn lên các bảng hiệu bên đường, lúc ấy lại thấy tên đường là Một Tháng Năm!

Vậy rõ ràng là kinh tuyến 0o đã đi qua đây rồi. Bạn cứ xem bản đồ là tin ngay thôi:


Photobucket

6 thg 1, 2011

Xa lộ Hà Nội - Xa lộ Biên Hòa

Đi từ Biên Hòa đến Sài Gòn thường ta đi qua xa lộ Hà Nội. Nơi này dễ nhớ vì... thường kẹt xe, đi xe 2 bánh thì rất ớn vì xe tải, xe con qua lại ào ào...

Vậy trong lúc kẹt xe (hoặc xe lết từng chút một) bạn làm gì? Tìm hiểu một chút về xa lộ này để giết thời gian nhé (không khuyến khích làm chuyện này khi đi xe máy, vì dễ gây ra tai nạn giao thông!)

Xa lộ Hà Nội
là con đường nối liền Thành phố Hồ Chí Minh và Biên Hoà, Đồng Nai được xây dựng từ năm 1959 đến năm 1961, do Mỹ đầu tư (đơn vị thiết kế và thi công là công ty CEC của Mỹ, chuyên xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng có liên quan đến chiến tranh như ở Việt Nam, Iraq...).

Con đường này dài 31 km, rộng 21 m, bắt đầu từ cầu Điện Biên Phủ và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Con đường được khánh thành ngày 28/04/1961 với tên gọi là Xa lộ Biên Hòa - Sài Gòn, gọi tắt là Xa lộ Biên Hòa.


Khánh thành xa lộ Biên Hòa
Tổng thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành xa lộ Saigon - Biên Hòa ngày 28/04/61


1 thg 1, 2011

Có một cái hồ, tên là hồ Hồ...


Đó là hồ Lak ở Buôn Ma Thuột.

Trong tiếng Ê đê, Lắk có nghĩa là hồ. Vậy hồ Lắk dịch ra tiếng Việt là... hồ Hồ, còn dịch ra tiếng Ê đê là... Lắk Lắk.


16 thg 12, 2010

Vườn tượng Phạm văn Hạng

Những ngày này năm ngoái tôi lang thang một mình ở Đà Lạt.

Một mình, nhưng có Trần Đức Tài thân thiết ở đó. Anh biết tôi buồn và hoang mang nên đưa đi chơi.


Đi đâu? Đồi Mộng mơ, Thung lũng Vàng, thác D'Atanla...? Ôi trời, những nơi đó không phải cho cái gã tửng tửng đang trong trạng thái tưng tưng như tôi (và có lẽ cả Tài).


Đi chơi ở chỗ nào mà các tour du lịch không biết, không đưa khách đến và... không tốn tiền càng tốt.


Thế là 2 gã tưng tưng đi dạo lung tung trong khu biệt thự cổ trên đường Trần Hưng Đạo (đã viết trong entry Những ngôi biệt thự cổ). Từ khu biệt thự này, đi bộ lang thang trên đường Trần Hưng Đạo rồi rẽ trái sang đường Yên Thế, chúng tôi tới vườn tượng của điêu khắc gia Phạm văn Hạng.


Tôi tự biết mình không thể viết về nơi này hay như anh Nguyễn Hàng Tình (một cư dân Đà Lạt) nên post lên bài viết của anh để các bạn đọc (Phạm Văn Hạng và vườn tượng đầu tiên ở Đà Lạt).


Vườn tượng Phạm văn Hạng