9 thg 2, 2025
Bánh xèo, cơm gà, bánh hỏi lòng heo Phú Yên gói trọn trong gian bếp bà nội
Phú Yên nổi tiếng với những món cơm gà, bánh xèo, bánh hỏi lòng heo. Tất cả món ngon ấy gói gọn trong gian bếp của bà - bà nội người bạn thân mà tôi được dịp ghé thăm cuối năm.
Về Bình Định, ăn bánh hỏi lòng heo
Ở Bình Định, một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết hay những dịp đặc biệt chính là bánh hỏi lòng heo - một tinh hoa ẩm thực mang đậm dấu ấn của vùng đất võ hào kiệt.
Làng chài bên dòng Krông Năng
Là phụ lưu của sông Ba, dòng Krông Năng không chỉ cung cấp nguồn nước cho hàng ngàn héc ta cây trồng đôi bờ mà còn là nơi mưu sinh của nhiều ngư phủ. Dẫu còn nhiều khó khăn, song với người dân làng chài bên dòng Krông Năng, việc đánh bắt thủy sản an toàn là cách trả ơn dòng sông thân yêu.
Lênh đênh sông nước
Theo chân những ngư phủ dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi được nghe kể nhiều chuyện thú vị trong hành trình mưu sinh của họ bên dòng Krông Năng. 3 giờ chiều, từ bến đò dưới chân cầu Krông Năng (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chiếc ghe nhỏ của ông Phan Văn Công rẽ sóng tiến về phía tỉnh Phú Yên.
Ông Công cho biết đây là nghề cha để lại. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, từ nhỏ, ông đã theo cha ngồi thuyền đánh bắt cá trên sông. Sau khi lấy vợ, sinh con, cuộc sống khó khăn nên năm 1997, ông cùng vợ con bắt đầu hành trình di dân đến những vùng đất mới mưu sinh.
Lênh đênh sông nước
Theo chân những ngư phủ dạn dày kinh nghiệm, chúng tôi được nghe kể nhiều chuyện thú vị trong hành trình mưu sinh của họ bên dòng Krông Năng. 3 giờ chiều, từ bến đò dưới chân cầu Krông Năng (xã Krông Năng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chiếc ghe nhỏ của ông Phan Văn Công rẽ sóng tiến về phía tỉnh Phú Yên.
Ông Công cho biết đây là nghề cha để lại. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất cố đô Huế, từ nhỏ, ông đã theo cha ngồi thuyền đánh bắt cá trên sông. Sau khi lấy vợ, sinh con, cuộc sống khó khăn nên năm 1997, ông cùng vợ con bắt đầu hành trình di dân đến những vùng đất mới mưu sinh.
8 thg 2, 2025
Khám phá “vương quốc pơ mu” trên đỉnh Kon Ka Kinh
Quần thể hàng ngàn cây pơ mu trăm năm tuổi nằm giữa rừng nguyên sinh trong Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thuộc loại “độc nhất vô nhị” đang được bảo vệ nghiêm ngặt như một kho báu giữa đại ngàn.
“Mục sở thị” rừng pơ mu cổ thụ
Dù đã hẹn rất nhiều lần nhưng các nhân viên Trạm bảo vệ rừng số 6 (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) đóng tại địa bàn xã Kon Pne (huyện Kbang) vẫn e ngại về độ khó khăn của hành trình lên rừng pơ mu cổ thụ. Các anh cho hay, rừng pơ mu cổ thụ nằm ở độ cao trên 1.400 m so với mực nước biển, nơi có nhiều dốc cao, vực sâu, đường đi rất vất vả, nếu gặp mưa sẽ khó khăn gấp bội, buộc phải qua đêm giữa rừng.
“Mục sở thị” rừng pơ mu cổ thụ
Dù đã hẹn rất nhiều lần nhưng các nhân viên Trạm bảo vệ rừng số 6 (Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh) đóng tại địa bàn xã Kon Pne (huyện Kbang) vẫn e ngại về độ khó khăn của hành trình lên rừng pơ mu cổ thụ. Các anh cho hay, rừng pơ mu cổ thụ nằm ở độ cao trên 1.400 m so với mực nước biển, nơi có nhiều dốc cao, vực sâu, đường đi rất vất vả, nếu gặp mưa sẽ khó khăn gấp bội, buộc phải qua đêm giữa rừng.
Kỳ thú vườn bonsai độc lạ ở Pleiku
Vườn bonsai Vũ Nguyễn (66 Võ Trung Thành, TP. Pleiku) đang sở hữu nhiều tác phẩm độc lạ, mang giá trị thương mại lớn, thu hút sự quan tâm của nhiều người đam mê nghệ thuật cây cảnh.
Vườn bonsai Vũ Nguyễn được đánh giá là điểm đến kỳ thú để mục sở thị các tác phẩm bonsai đẹp-độc-lạ, hội đủ yếu tố nghệ thuật lẫn giá trị thẩm mỹ, giá trị thương mại cao, đặc biệt là các tác phẩm bonsai hàng “khủng”. Một trong những tác phẩm bonsai hội đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn” là cây chòi mòi “Thiền sư”.
Không chỉ nổi bật về kích cỡ, dáng thế đẹp, đường nét vân nu uốn lượn kỳ ảo theo từng thời khắc ánh sáng, tác phẩm đã thu hút giới đam mê cây kiểng lẫn các nhà sưu tầm có tiếng trong nước đến tham quan, thưởng lãm.
Vườn bonsai Vũ Nguyễn được đánh giá là điểm đến kỳ thú để mục sở thị các tác phẩm bonsai đẹp-độc-lạ, hội đủ yếu tố nghệ thuật lẫn giá trị thẩm mỹ, giá trị thương mại cao, đặc biệt là các tác phẩm bonsai hàng “khủng”. Một trong những tác phẩm bonsai hội đủ các yếu tố “cổ, kỳ, mỹ, văn” là cây chòi mòi “Thiền sư”.
Không chỉ nổi bật về kích cỡ, dáng thế đẹp, đường nét vân nu uốn lượn kỳ ảo theo từng thời khắc ánh sáng, tác phẩm đã thu hút giới đam mê cây kiểng lẫn các nhà sưu tầm có tiếng trong nước đến tham quan, thưởng lãm.
Lai Châu mùa vàng
Du khách đến Lai Châu dịp tháng 10 hàng năm sẽ quên lối về bởi đây là thời điểm nhiều địa phương của Lai Châu khoác lên mình chiếc áo vàng óng của lúa chín. Một Lai Châu đẹp như tranh vẽ, quyến rũ bởi những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm.
Khám phá cao nguyên Sìn Hồ - “nóc nhà” Lai Châu
Nằm cách TP Lai Châu khoảng 60 km về hướng Tây, Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Thái... Đây là vùng đất có cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm, văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc, là điểm đến tuyệt vời cho các du khách.
“Nóc nhà” của Lai Châu
Với độ cao trung bình khoảng 1500 mét so với mực nước biển, khí hậu của cao nguyên Sìn Hồ tương đối mát mẻ, thời tiết trong ngày ở đây mang đặc điểm của 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 độ C. Nơi đây được ví như “nóc nhà” của Lai Châu và được xem như Sa Pa thứ hai của khu vực Tây Bắc.
“Nóc nhà” của Lai Châu
Với độ cao trung bình khoảng 1500 mét so với mực nước biển, khí hậu của cao nguyên Sìn Hồ tương đối mát mẻ, thời tiết trong ngày ở đây mang đặc điểm của 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 độ C. Nơi đây được ví như “nóc nhà” của Lai Châu và được xem như Sa Pa thứ hai của khu vực Tây Bắc.
7 thg 2, 2025
Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp
Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.
Ly kỳ chuyện tình dưới chân núi Voi và tục con gái "bắt chồng"
Sau khi tìm được chàng trai ưng ý, cô gái người K'Ho ở Lâm Đồng chuẩn bị lễ vật, thực hiện thủ tục thách cưới rồi "bắt chồng", đưa về ở rể.
Chuyện tình bi đát dưới chân núi Voi
Thôn Đarahoa hay còn gọi là "làng Gà", nằm dưới chân núi Voi, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vốn là nơi sinh sống của 340 hộ dân, trong đó 80% là người đồng bào dân tộc K'Ho. Suốt chiều dài lịch sử, người dân nơi đây sống trong hòa thuận, chăm chỉ làm ăn, từng ngày vun vén cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ở trung tâm của làng, tượng gà trống với 9 cựa dài sắc nhọn ở chân từ lâu trở thành hình ảnh quen thuộc. Già trẻ, gái trai trong làng khi được hỏi về tượng gà đều kể vanh vách chuyện tình đầy lâm li bi đát của nàng Hơ Bia và chàng K'Tien.
Chuyện tình bi đát dưới chân núi Voi
Thôn Đarahoa hay còn gọi là "làng Gà", nằm dưới chân núi Voi, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vốn là nơi sinh sống của 340 hộ dân, trong đó 80% là người đồng bào dân tộc K'Ho. Suốt chiều dài lịch sử, người dân nơi đây sống trong hòa thuận, chăm chỉ làm ăn, từng ngày vun vén cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ở trung tâm của làng, tượng gà trống với 9 cựa dài sắc nhọn ở chân từ lâu trở thành hình ảnh quen thuộc. Già trẻ, gái trai trong làng khi được hỏi về tượng gà đều kể vanh vách chuyện tình đầy lâm li bi đát của nàng Hơ Bia và chàng K'Tien.
Thác Tác Tình - Kiệt tác thiên nhiên và chuyện tình thổn thức nơi núi rừng Tây Bắc
Thác Tác Tình – Ngọn thác nằm ẩn mình giữa không gian bao la, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc; nơi ẩn chứa câu chuyện tình thuỷ chung, son sắc của đôi trai gái người dân tộc Dao được lưu truyền với thời gian. Nếu bạn là một tín đồ yêu thiên nhiên và đam mê khám phá hãy rủ ngay hội bạn thân của mình cùng chinh phục ngọn thác này, để chiêm ngưỡng món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Lai Châu xinh đẹp.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)