8 thg 8, 2024

Tháp cổ gần 500 tuổi ở Điện Biên mang biểu tượng đoàn kết Việt - Lào

Công trình kiến trúc tại xã Mường Luân, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên hình thành từ giữa thế kỷ XVI có tên gọi là tháp cổ Mường Luân.

Trải qua gần 500 năm, tháp cổ Mường Luân đã trở thành một di sản văn hóa đang được bảo tồn và phát huy giá trị. Ảnh: Quang Đạt

Tháp cổ Mường Luân là công trình kiến trúc mang nét văn hóa, tôn giáo của dân tộc Lào tại tỉnh Điện Biên. Đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn gắn với những câu chuyện về tình đoàn kết. Đây còn là biểu tượng của các dân tộc 2 nước Việt Nam - Lào anh em.

Theo ông Lò Văn Hạnh - Bí thư chi bộ bản Mường Luân 1, xã Mường Luân, từ thế kỷ XVI, các bậc tiền nhân đã lựa chọn Mường Luân làm nơi xây dựng ngôi tháp linh thiêng này vì thế đất vô cùng độc đáo.

7 thg 8, 2024

Bên trong căn nhà cổ chứa hàng trăm hiện vật Khmer ở Sóc Trăng

Phòng trưng bày văn hóa Khmer hiện có trên 400 hiện vật về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Khmer.

Phòng trưng bày Văn hóa hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng tọa lạc trên đường Nguyễn Chí Thanh (Phường 6, TP Sóc Trăng), được khởi công xây dựng vào năm 1936. Đây là nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng ĐBSCL nói chung.

Đặc sản độc lạ miền Tây từ loại trái mọc dại chỉ có vào mùa mưa

Từ một loại trái mọc dại, trái giác trở thành một đặc sản nổi tiếng của miền Tây khi được người dân sử dụng làm nguyên liệu cho các món ăn.

Trái giác là một trong những loại dây leo đặc trưng của vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt phổ biến trong mùa mưa. Loại cây này thường mọc dại trong các vùng đất ngập mặn và đất phèn, bám vào các hàng cây trong rừng đước, rừng mắm để sinh trưởng.

Trái giác rất dễ tìm và thường mọc xung quanh các khu vườn, khu rừng ngập mặn. Ảnh: Azid Giau

Lạc bước giữa một góc trời Âu ở xứ sở nhà thờ Nam Định

Được mệnh danh là xứ sở nhà thờ, Nam Định là tỉnh có nhiều công trình công giáo nổi tiếng mang đậm kiến trúc Châu Âu, thu hút du khách tới tham quan.

Nằm trên địa bàn xã Xuân Tiến (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), đền thánh Kiên Lao có quy mô đồ sộ, kiến trúc tinh xảo nổi tiếng ở tỉnh Nam Định.

Vẻ đẹp của thác Trăng ở Hoà Bình

Thác Trăng là thác nước tự nhiên với 3 tầng thác, ẩn mình trong những cây cổ thụ, chảy giữa cánh đồng cùng những mái nhà sàn của người dân bản Mường tại xóm Trăng Tà, xã Nhân Mỹ, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Với cảnh quan vẫn còn nguyên vẻ hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, thác Trăng đang nổi lên là một điểm đến đầy tiềm năng, ấn tượng đối với du khách khi đến du lịch tại Hòa Bình.

Với cảnh sắc còn hoang sơ, gần gũi thiên nhiên, thác Trăng là một điểm du lịch ấn tượng tại Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN

6 thg 8, 2024

Làng du lịch Vĩnh Hy - điểm đến hoang sơ, yên bình cùng những trải nghiệm thú vị

Làng du lịch Vĩnh Hy (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) là nơi có vịnh Vĩnh Hy - danh thắng cấp quốc gia, được đánh giá là một trong bốn vịnh biển đẹp nhất Việt Nam. Nơi đây đang vươn lên trở thành điểm đến thu hút du khách bậc nhất khi khám phá Ninh Thuận bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình cùng những trải nghiệm thú vị.

Làng du lịch Vĩnh Hy nằm bên bờ vịnh thơ mộng. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Đầu xuân đi chợ phiên Cực Bắc

Ở miền biên viễn với nhiều bản làng nằm ẩn khuất giữa lưng chừng trời, chợ phiên Mèo Vạc trở thành không gian văn hóa đầy bản sắc. Ngay từ tinh mơ, trong hơi lạnh của sương sớm, trên khắp các nẻo đường đã rộn ràng tiếng bước chân nhộn nhịp, tiếng nói cười vang vọng của người xuống chợ. Họ khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu khiến cho chợ phiên Mèo Vạc chẳng khác nào bông hoa rực rỡ giữa cao nguyên bốn bề đá núi.

Các loại nông sản được bày bán tại chợ phiên Mèo Vạc. Ảnh: Khánh Hòa

Độc đáo chợ phiên vùng cao Xá Nhè


Chợ phiên Xá Nhè tại xã Xá Nhè, thị trấn Tủa Chùa (Tủa Chùa, Điện Biên) được tổ chức 6 ngày một lần vào ngày Dậu (con gà) và ngày Mão (con mèo) theo lịch Âm. Chợ họp từ sáng đền xế chiều với hàng hóa mang xuống trao đổi chủ yếu là nông sản, dụng cụ lao động sản xuất và trang phục các dân tộc. Chợ phiên Xá Nhè không chỉ để trao đổi, mua bán hàng hóa mà còn là nơi để giao lưu, thể hiện tình cảm, sinh hoạt văn hóa của người dân.

Độc đáo chợ đêm vùng cao Tủa Chùa

Tủa Chùa là huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Điện Biên với 7 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, dân tộc Mông chiếm đa số. Để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn, huyện đã đầu tư, phát triển chợ đêm thị trấn Tủa Chùa thành sản phẩm du lịch độc đáo. Chợ đêm không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản cũng như văn hóa đặc sắc của địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của du khách khi đến địa phương.

Chợ đêm Tủa Chùa được họp vào tối thứ 7 hàng tuần. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

5 thg 8, 2024

Bên dòng sông Trẹm

Những người độ tuổi U70 sống ở miền Nam chắc đều đọc hoặc nghe nói đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Bên dòng sông Trẹm của nhà văn Dương Hà. Tiểu thuyết này được đăng lần đầu vào năm 1951 dưới dạng feuilleton trên báo Sài Gòn mới, sau đó được in thành sách năm 1952. Lúc đó tui chưa đọc vì chưa... được sinh ra! Trước 1975 Bên dòng Sông Trẹm được tái bản khá nhiều lần. Sau 1975 thì bị cấm như bao nhiêu văn hóa phẩm miền Nam khác, sau đó mới được cho in lại.

Ngã Ba sông Trẹm. Ảnh: Báo Nhân dân