23 thg 7, 2024

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Vào những thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp, chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc.Dưới đây là hình ảnh ghi lại vẻ đẹp của Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ- thời điểm nước bắt đầu tràn về “đánh thức” vùng đất phía Tây Hà Giang sau những ngày khô hạn.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.

Nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 6 km nên du khách có thể dễ dàng ghé thăm thôn Tha

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Lào ở Điện Biên

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Na Sang 1 và 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lào ở Na Sang vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Ban đầu, người dân chỉ dệt trang phục cho bản thân, tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở đây đã cùng nhau gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. 

Phụ nữ dân tộc Lào truyền dạy nghề dệt vải thổ cẩm cho thế hệ trẻ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

22 thg 7, 2024

Chuyện một chiếc cầu đã gãy... 3 lần!

Cầu Mới

Cầu Hóa An nằm trên địa bàn TP Biên Hòa, một đầu cầu nằm ở địa bàn phường Hóa An, đầu kia nằm ở phường Hòa Bình. Do đó cầu có tên là Hóa An. Thế nhưng người dân Biên Hòa vẫn quen gọi cầu này là Cầu Mới.

Cầu Hóa An năm 2010. Ảnh Phạm Hoài Nhân

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.

Nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái

Theo truyền thống, ngay từ khi mới sinh ra, hầu hết những đứa trẻ sẽ được cha mẹ định ước hôn nhân, 2 gia đình sẽ qua lại với nhau. Lớn lên, sau khi nghe lời khuyên răn và dạy dỗ của cha mẹ, họ hàng, người thân, đôi trai gái thống nhất tiến tới hôn nhân, họ sẽ thông báo cho gia đình của mình biết và cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới.

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.

Gùi - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở Tây Nguyên

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.

Bức tranh đan gùi đầy màu sắc ở làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka (huyện Chư Păh).

Đồng bào Tây Nguyên không biết gùi có tự bao giờ. Họ chỉ biết nó đã có từ rất lâu đời, được cha ông truyền lại cho những người đàn ông trong gia đình. Theo thời gian, nó gắn liền với phụ nữ DTTS ở nơi đây. Về các buôn làng ở Tây Nguyên, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô sơn nữ hay những phụ nữ tóc đã nhuốm màu thời gian mang gùi trên vai đi khắp các nẻo đường đất đỏ bazan.

21 thg 7, 2024

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.

Vương miện Vua và búi tóc Hoàng hậu bằng vàng, thế kỷ XVII

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ bái Tam bảo và thỉnh các sư mở khóa kinh cầu an, nghi thức quan trọng nhất trong ngày Lễ Panh Kom San Srok

Khám phá Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi

Nằm trong lòng thung lũng Sủng Là của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Làng văn hóa du lịch (VHDL) Lũng Cẩm gây ấn tượng đối với du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống tại đây. Lũng Cẩm còn đặc biệt bởi có những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi cổ kính, từng được chọn làm bối cảnh chính cho nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như: Chuyện của Pao, Lặng yên dưới vực sâu...

Nằm trên địa bàn xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Làng VHDL Lũng Cẩm là nơi sinh sống của gần 70 hộ dân với 300 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Mông, Lô Lô và Hoa; trong đó, người Mông chiếm khoảng hơn 85% dân số.