Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.
17 thg 9, 2023
Hương vị đậm đà của ẩm thực miền Trung
Các món như nem lụi Huế, bánh hỏi, nem chua... được nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích bởi nguyên liệu địa phương đa dạng, hương vị đậm đà có phần cay nồng đặc trưng.
Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.
Là dải đất nằm giữa dãy Trường Sơn và Biển Đông, sự đa dạng địa lý cũng như khí hậu ban tặng cho miền Trung nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú. Trong đó, vị ớt được xem là linh hồn của ẩm thực vùng đất này. Trong chế biến món ăn, từ các món điểm tâm sáng hay các loại nước chấm đều mang vị chua, cay, mặn đặc trưng.
Độc đáo di tích núi lửa cổ xưa
Ở Lý Sơn có những ngọn núi lửa kỳ vĩ, tiêu biểu là núi Thới Lới và Giếng Tiền. Miệng núi lửa Thới Lới cao 149m, Giếng Tiền cao 86m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Đây là hai di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.
Độc đáo hai di tích núi lửa cổ
Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Độc đáo hai di tích núi lửa cổ
Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngọt ngào mía đường qua ca dao xứ Quảng
Quảng Ngãi trước đây được biết đến là xứ sở của nghề trồng mía, nấu đường. Đến mùa thu hoạch mía, không khí rộn ràng khắp làng. Những lò nấu đường thủ công đỏ lửa từ sáng đến tối, mùi đường non thơm phức cả xóm. Mùi hương ấy cứ quyện chặt vào ký ức, theo chân người đi gần đi xa, len vào nỗi nhớ quê nhà.
Lớn lên trong tiếng ru hời
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi thượng mã pháo xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non”, những câu hát ru đó in sâu vào trí nhớ nhiều người từ thuở nhỏ. Mẹ hát ru ta rồi ta hát ru những đứa em. Bà hát ru cháu rồi cháu hát ru con, đời tiếp đời trong nếp sống nông thôn. Không ai nhớ rõ câu hát này từ đâu mà tới, nhưng “nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non” thì nhất định đó phải ở vùng trồng mía làm đường thuộc các huyện đồng bằng, trung du xứ Quảng.
“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Nhớ nồi cơm nguội nhớ niêu nước chè/ Nhớ hồi thượng mã pháo xe/ Nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non”, những câu hát ru đó in sâu vào trí nhớ nhiều người từ thuở nhỏ. Mẹ hát ru ta rồi ta hát ru những đứa em. Bà hát ru cháu rồi cháu hát ru con, đời tiếp đời trong nếp sống nông thôn. Không ai nhớ rõ câu hát này từ đâu mà tới, nhưng “nhớ bát nước chè, nhớ chén đường non” thì nhất định đó phải ở vùng trồng mía làm đường thuộc các huyện đồng bằng, trung du xứ Quảng.
16 thg 9, 2023
Ba anh em họ Nguyễn giúp vua đánh tan giặc phương Bắc
Ba mặt tiếp giáp cánh đồng lúa, cách biệt với khu dân cư, đình Kim Khê ở xã Phú Điền (Nam Sách) đẹp yên bình và còn được biết đến là nơi thờ ba anh em trong cùng gia đình họ Nguyễn.
Độc đáo ngôi chùa nhiều tháp nhất ở Hải Dương
Với hơn 30 ngôi tháp đá thể hiện phong cách kiến trúc của từng thời kỳ phong kiến, chùa Muống là ngôi chùa có nhiều tháp nhất tỉnh Hải Dương.
15 thg 9, 2023
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!
Hiếu Liêm ngày xưa là rừng rậm hoang vu, là chiến khu Đ, là nơi hiểm nguy rình rập. Gần hơn, Hiếu Liêm là lâm trường. Nơi đây ẩn chứa nhiều câu chuyện huyền hoặc, khiến cho người ta bỗng liên tưởng tới bài hát Bắc Sơn của Văn Cao - trong đó Bắc Sơn thay bằng Hiếu Liêm.
Hiếu Liêm! Ɲơi đó sa trường xưa
Hiếu Liêm! Ðâу núi rừng chiến khu!
Hiếu Liêm ở đâu, Đồng Nai phải không? Đúng!
Sao nghe nói Hiếu Liêm ở Bình Dương mà? Đúng luôn!
Sao kỳ vậy? Ba phải quá vậy trời!
"Thổ địa" Hải Phòng tiết lộ đặc sản độc lạ ít người biết ở Đồ Sơn
Không nhiều khách du lịch biết đến món bánh cuốn tôm và gỏi cá lành canh nổi tiếng ở Đồ Sơn, Hải Phòng theo "thổ địa" Phương Thảo.
Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.
Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.
Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".
Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.
Làm việc ở nước ngoài một thời gian dài, lần này trở về nhà ở Đồ Sơn (Hải Phòng), chỉ trong một tuần, Phượng Thảo quyết tâm thưởng thức hết những món ăn gợi nhớ kỷ niệm xưa.
Món đầu tiên Phượng Thảo giới thiệu là bánh cuốn nhân tôm độc lạ chỉ có ở Đồ Sơn. Bánh tráng mỏng, dẻo mềm, cuốn với nhân tôm biển giã nhỏ, chấm cùng nước mắm chắt đậm đà. Giá của một chiếc bánh cuốn rất rẻ, chỉ 1.000 đồng.
Cô chia sẻ: "Có nhiều quán bán bánh cuốn nhân tôm Đồ Sơn ngon lắm nhưng tôi thích nhất quán Bà Cụ vì đã ăn ở đây từ nhỏ. Giờ về quê, đi ăn lại, vẫn hương vị đó làm tôi xao xuyến bấy lâu nay. Tuy nhiên, nếu muốn ăn quán này, du khách phải đến sớm mới còn bánh vì buổi sáng tôi ăn 7h đã hết đồ".
Ngoài món bánh cuốn tôm, bà cụ còn bán cả bánh đúc, giá chỉ 2.500 đồng/chiếc. Phượng Thảo xuýt xoa khen món bánh đúc "cắn miếng nào miếng đấy tan ngay trong miệng", nước chấm không bị nồng mùi mắm. Địa chỉ quán tại số 47 Đình Đoài, Hải Sơn, Đồ Sơn.
14 thg 9, 2023
Món ngon từ cá trạc
Cá trạc biển giống như cá chình biển, da trơn, màu nâu sậm, được ngư dân đánh bắt bằng hình thức bủa câu gần bờ. Cá trạc được xếp vào hàng món ăn đặc sản ở vùng biển Quảng Ngãi.
Cá trạc có nhiều kích cỡ, nhưng loại vừa để chế biến món ăn thường nặng khoảng 1kg. Cá rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột, bỏ các gân máu, rồi cắt từng lát để ráo nước. Cá trạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Với món canh chua, cá sau khi ướp gia vị được cho vào chảo dầu nóng chiên sơ qua rồi múc ra tô. Làm vậy để khử bớt mùi tanh, thịt cá thơm ngon không bị nhão khi tiếp xúc với nước. Còn nguyên liệu để nấu canh chua, chỉ cần ghé qua chợ là mua đủ các loại rau. Nhà tôi vẫn thường mua thêm khế chua khi nấu canh. Lấy cán dao dần sơ qua quả khế cho tơi ra, rồi tách dọc thành từng múi. Làm như vậy vừa giảm độ chua, vừa để múi khế ngấm đủ các vị béo, ngọt, bùi của cá, của cà chua, thơm... cùng các gia vị khác. Cách nấu canh chua thì chắc hẳn ai cũng biết. Nồi canh chua cá trạc vừa chín tới, thơm ngon như hối thúc ta thưởng thức ngay.
Cá trạc có nhiều kích cỡ, nhưng loại vừa để chế biến món ăn thường nặng khoảng 1kg. Cá rửa sạch, mổ bụng bỏ ruột, bỏ các gân máu, rồi cắt từng lát để ráo nước. Cá trạc được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Với món canh chua, cá sau khi ướp gia vị được cho vào chảo dầu nóng chiên sơ qua rồi múc ra tô. Làm vậy để khử bớt mùi tanh, thịt cá thơm ngon không bị nhão khi tiếp xúc với nước. Còn nguyên liệu để nấu canh chua, chỉ cần ghé qua chợ là mua đủ các loại rau. Nhà tôi vẫn thường mua thêm khế chua khi nấu canh. Lấy cán dao dần sơ qua quả khế cho tơi ra, rồi tách dọc thành từng múi. Làm như vậy vừa giảm độ chua, vừa để múi khế ngấm đủ các vị béo, ngọt, bùi của cá, của cà chua, thơm... cùng các gia vị khác. Cách nấu canh chua thì chắc hẳn ai cũng biết. Nồi canh chua cá trạc vừa chín tới, thơm ngon như hối thúc ta thưởng thức ngay.
Bánh hỏi cháo lòng - đặc sản chưa ăn chưa biết Quy Nhơn
Bánh hỏi cháo lòng Quy Nhơn là món ăn sẽ khiến nhiều thực khách phương xa bất ngờ bởi hương vị vừa quen vừa lạ.
Nhắc đến các món ngon đặc sản Bình Định không thể không nhắc đến món bánh hỏi cháo lòng trứ danh. Bánh hỏi cháo lòng, hay bánh hỏi lòng heo là món ăn sáng được người dân Quy Nhơn ưa chuộng, cũng khiến không ít khách du lịch tò mò về hương vị. Thậm chí, nhiều người dân địa phương còn nói vui rằng chưa ăn bánh hỏi cháo lòng chứng tỏ chưa đặt chân đến vùng biển Quy Nhơn xinh đẹp.
Bánh hỏi cháo lòng thực tế là sự kết hợp của bánh hỏi và cháo, ăn kèm với lòng heo. Một suất ăn sẽ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa thập cẩm lòng heo luộc và một bát cháo nóng hổi. Với một phần ăn như vậy du khách đã có một bữa sáng ấm bụng.
Nhắc đến các món ngon đặc sản Bình Định không thể không nhắc đến món bánh hỏi cháo lòng trứ danh. Bánh hỏi cháo lòng, hay bánh hỏi lòng heo là món ăn sáng được người dân Quy Nhơn ưa chuộng, cũng khiến không ít khách du lịch tò mò về hương vị. Thậm chí, nhiều người dân địa phương còn nói vui rằng chưa ăn bánh hỏi cháo lòng chứng tỏ chưa đặt chân đến vùng biển Quy Nhơn xinh đẹp.
Bánh hỏi cháo lòng thực tế là sự kết hợp của bánh hỏi và cháo, ăn kèm với lòng heo. Một suất ăn sẽ bao gồm một đĩa bánh hỏi, một đĩa thập cẩm lòng heo luộc và một bát cháo nóng hổi. Với một phần ăn như vậy du khách đã có một bữa sáng ấm bụng.
Kỳ thú bãi Đá Nhảy
Bãi biển Đá Nhảy với bãi tắm nguyên sơ cùng những hang động hình thù kỳ lạ nằm xen kẽ là các bãi đá có hình dáng kỳ lạ vẫn luôn là một điểm du lich hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Quảng Bình. Đến đây, du khách không chỉ được thả mình vào làn nước trong xanh mà có thể tham gia rất nhiều loại hình giải trí vận động như chèo thuyền, leo núi, dạo chơi trong rừng dương...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)