23 thg 8, 2023

Người khai khoa cho vùng đất Hội An

Tại xã Cẩm Hà (Hội An), trên một gò đất khá cao nằm cạnh đầm Trà Quế còn di tích ngôi mộ cổ của cử nhân Nguyễn Văn Điển, người được xem là “khai khoa” cho cả vùng Hội An ngày nay.

Lăng mộ Nguyễn Văn Điển tại Cẩm Hà, Hội An. Ảnh: TTBT

Cuộc đời lận đận của ông tiến sĩ làng Long Phước

Tiến sĩ Lê Thiện Trị (1796 - 1872) đã làm rạng danh không những cho làng Long Phước quê ông mà cho cả huyện Duy Xuyên và đất học Quảng Nam với thành tích được vua Minh Mạng ban cờ hiệu có 6 chữ vàng “Tiến sĩ khai khoa lục tỉnh”. Tuy nhiên, ông là người “lận đận” cả trong khoa cử lẫn trong hoạn lộ!

Nhà thờ Lê Thiện Trị ở khối phố Long Xuyên 2, thị trấn Nam Phước. Ảnh: Internet

Ghé thăm An Tất Viên - nơi an nghỉ của cụ Hồ Biểu Chánh

Tọa lạc trên một con hẻm yên tĩnh ở quận Gò Vấp (TP.HCM), An Tất Viên là nơi những người yêu thích các tác phẩm của cụ Hồ Biểu Chánh có thể đến thắp hương và ngồi lại cả ngày để thưởng thức sách của cố nhà văn.

Nơi an nghỉ, nhà trưng bày kỷ vật của nhà văn Hồ Biểu Chánh nằm cuối con hẻm ở quận Gò Vấp - Ảnh: HỮU HẠNH

Khám phá “bức tranh lạ” trên núi Mèo Cào

Từ bến thuyền, phải mất gần 2 giờ đồng hồ bơi thuyền len lỏi giữa lau, lác núi đá người ta mới được mắt chứng kiến bức họa “hình ma, chữ quỷ”.

Lần này chúng tôi vào khám phá núi Mèo Cào, giữa lúc cơn bão đang chuẩn bị đổ bộ vào miền Bắc, nắng mưa xen kẽ, không khí trước bão oi nồng khiến ai nấy đều khó chịu với kiểu thời tiết ấy.

Bức tranh “lạ” hiện nay đã được đưa vào danh mục bức tranh đá tự nhiên độc đáo lớn nhất Việt Nam trên núi đá.

22 thg 8, 2023

Dấu tích Bố chánh sứ Nguyễn Tường Vĩnh ở Hội An

Nguyễn Tường Vĩnh là con trai trưởng của Binh bộ Thượng thư Nguyễn Tường Vân. Cuộc đời và sự nghiệp của ông được ghi chép trong tư liệu mộc bản triều Nguyễn và nhiều sách khảo cứu. Đặc biệt là những tư liệu về Nguyễn Tường Vĩnh hiện được lưu trữ tại dòng họ Nguyễn Tường ở Hội An như gia phả, hành thuật, văn bằng...

Nhà thờ tộc Nguyễn Tường ở Hội An. Ảnh: Internet

Quan lộ hanh thông

Hành thuật về ông cho biết, Nguyễn Tường Vĩnh tự là Tử Tu, hiệu Cẩm Giang. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), ông được bổ làm ấm sinh trường Quốc tử giám. Năm Minh Mạng 18 (1837), ông thi đỗ Cử nhân thứ 2 khoa Đinh Dậu. Đến kỳ thi hội khoa Mậu Tuất ông đỗ Phó bảng thứ nhất.

Suốt 3 triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Nguyễn Tường Vĩnh được bổ dụng từ các chức quan Tư vụ phủ Tôn nhân, Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ, Tham biện ở Nội các... cho đến Tả Thị lang Bộ Lại, Tuần vũ Định Tường. Năm Tự Đức thứ 13 (1860), ông qua đời trong lúc làm quan (Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản Hội An, Di sản Hán Nôm Hội An, tập 2 - Tư liệu lưu trữ của dòng họ Nguyễn Tường, 2016, tr.42 - 43).

Nguyễn Tường Vĩnh tính tình hiền lành, không tranh giành hơn thiệt với người, đời sống yên tĩnh, giản dị sâu sắc. Cho nên, trong lúc làm quan, ông chọn người hết lòng vì công việc, nhiều lần trọng dụng người tài ở Định Tường.

Với bản tính hiền từ, lương thiện nên ông được con cháu trong gia đình hiếu thuận, yêu thương, được triều đình và nhân dân yêu mến, được bổ nhậm các chức vụ quan trọng dưới thời vua Thiệu Trị và Tự Đức.

Sau khi ông mất, mọi người đều bày tỏ sự thương tiếc, trong điếu văn do các quan văn võ soạn có đoạn: “...Dù thân thể đã mất đi, song tấm gương điển hình chẳng bỏ, tỏ rõ đức hạnh, sách lược và công lao được khảo cứu hết thảy, định tên thụy để đức độ rực rỡ cùng đất nước, người đời không lời dị nghị.

Thân thể đã mất, song tên tuổi vẫn cùng bậc tiên triết mà rạng ngời. Dám mong nâng lấy ngọn cờ hãy tạm dương lên để soi sáng hôm nay. Ôi thôi! Buồn thay!”
(Di sản Hán Nôm Hội An, tập 2 - Tư liệu lưu trữ của dòng họ Nguyễn Tường, sđd, tr.230).

Dấu tích ở Hội An

Nguyễn Tường Vĩnh để lại nhiều bút tích, dấu tích trên văn bia, hoành phi, văn bản hành chính ở Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung. Ngoài các bút tích trên các văn bản được lưu giữ trong gia đình tộc Nguyễn Tường, hiện ở Hội An chúng tôi tìm thấy được bút tích của ông trên hoành phi ở đình Cẩm Phô, Văn Thánh miếu Cẩm Phô, chùa Viên Giác, miếu Thanh Minh của Ngũ Bang.

Bức hoành phi Cẩm Phô đình đang được lưu giữ tại đình Cẩm Phô. Do trải qua thời gian bị tác động bởi nhiều yếu tố, bức hoành đã bị hư hỏng, mối mọt xâm hại, tuy nhiên các hoa văn trang trí, chữ viết trên hoành phi vẫn còn tương đối rõ để nhận diện.

Hoành phi hình chữ nhật, có kích thước 185,6cm x 98,8cm, dày 5,6cm. Hoành phi được chạm trổ tinh xảo, viền được chạm nổi đồ áng trang trí “lưỡng long triều dương” ở phía trên và dưới, hai bên viền chạm nổi đồ áng hình rồng, dây lá, bốn gốc viền là hình hoa cách điệu.

Bức hoành được sơn son thếp vàng, ở giữa chạm nổi 3 đại tự chữ Hán: 鋪 錦 亭 (Cẩm Phô đình), dòng lạc khoản năm lập đã bị mất, chỉ còn lạc khoản khắc tên người cúng (Vĩnh Long Bố chánh sứ Nguyễn phụng cúng). Ngoài ra, hoành phi còn có dấu kiềm hình hột xoài, hình tròn và vuông, chữ bị mờ nên không rõ nội dung.

Bức hoành phi “Thùy giáo vạn thế” đang được treo tại Văn thánh miếu Cẩm Phô. Bức hoành còn tương đối nguyên vẹn, các hoa văn trang trí, chữ viết không bị hư hại.

Viền được chạm nổi đồ áng trang trí “lưỡng long triều dương” ở phía trên và dưới, hai bên viền chạm nổi đồ áng hình rồng, dây lá, bốn gốc viền là hình hoa cách điệu. Bức hoành được sơn son thếp vàng, ở giữa chạm khắc nổi 4 đại tự chữ Hán: 垂 教 萬 世 (Thùy giáo vạn thế). Dòng lạc khoản có nội dung: “Tự Đức tam niên mạnh hạ thượng hoán, Vĩnh Long Bố chánh sứ Nguyễn phụng cúng”.

Chùa Viên Giác tọa lạc tại phường Cẩm Phô. Sau khi ngôi chùa được trùng tu, 4 bia đá trong chính điện đã được di chuyển ra phía sân ngoài bên phải, nằm bên cạnh gác chuông. Trong 4 bia bày, có một bia do Nguyễn Tường Vĩnh đề bút. Bia được làm vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842). Bia có hình chữ nhật, kích thước 134cm x 94cm. Bia được làm bằng cẩm thạch, màu xanh đen.

Về nội dung, có thể tóm lược từ bản dịch (Di sản Hán Nôm Hội An, sđd, tr.100 - 101) như sau: “… Chùa này thiền sư làng ta lập nên... Sau lúc binh qua thiêu đốt chùa bỏ thành hoang rậm, vắng bóng tăng đồ, mái rui hư hại không đứng vững, toàn xã đều nhớ di tích cũ…

Năm qua, tháng 5, kẻ thiện tâm trong xã lúc rỗi rảnh mới lo kinh doanh dỡ chùa này lấy cây gỗ tu lại chính điện, quyên góp tài lực của thập phương xây mới tiền đường. Tịnh xá mát sạch, thể chế thấy thêm mới mẻ. Gác, mái sáng cao bao la cả vạn chúng sinh. Sương chiều giao rèm ngọc, sáng sớm lọt cửa son, gió trăng dọi sáng chốn viện đình, xuân thu cỏ hoa hương sực nức, làm nên chốn quảng cư rộng rãi để yên trí tượng thần.

Trước đó chùa chưa có tên hiệu, nay lấy tên là Viên Giác. Vậy công lao phải ghi vào chung đỉnh mà chạm thành văn. Đức tốt phải khắc vào bia, ghi vào miếu mạo. Nay xin ngụ lời viết chữ son hầu tán tụng Phật chốn sa môn. (Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vào năm Nhâm Dần tháng 9, buổi sáng ngày tốt khắc. Phó bảng khoa Mậu Tuất, Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ Nguyễn Tường Vĩnh chế)”.

*
* *

Những bức hoành phi, văn bia có dấu tích của Nguyễn Tường Vĩnh tại Hội An được xem là nguồn tư liệu gốc, có tính chân xác cao, góp phần nghiên cứu, bổ khuyết, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lịch sử - văn hóa ở Hội An đang còn tồn nghi. Qua nội dung và hình thức trang trí của các hoành phi, văn bia cung cấp những thông tin quan trọng để nghiên cứu nghệ thuật thư pháp thể hiện, hoa văn trang trí, chất liệu, nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ… ở Hội An dưới thời nhà Nguyễn.

PHẠM PHƯỚC TỊNH

Món ngon trên đường lên núi

Cung đường Tam Kỳ - Nam Trà My, thức quê bày bán ven đường níu chân người qua kẻ lại.

Quán bánh ú nức tiếng dưới chân đèo Liêu.

Sáng sớm, thị trấn Tắk Pỏ (Nam Trà My) còn chút hơi lạnh, mây ngái ngủ trên đỉnh núi. Theo lời hướng dẫn của chị bán bún, tôi thả bộ đến cầu Nước Là chờ người dân gùi măng rau xuống.

Nhóm hai ba người gồm trẻ em và phụ nữ với chiếc gùi nặng oằn lưng, tôi ngó sâu bên trong vài bịch măng rừng, rau lủi, bồ ngót và mấy nải chuối xanh. Mười nghìn đồng một bịch măng, năm nghìn đồng bó rau rừng.

Quà của núi

Bằng tấm lòng thơm thảo, người vùng cao xứ Quảng thường chắt chiu gói ghém đặc sản của núi rừng gửi về làm quà cho người dưới xuôi. Người miền xuôi mỗi bận ngược núi du lịch hay đi công tác cũng thường mua sản vật bản địa để làm quà tặng. Quà có thể chỉ để “lấy thảo” nhưng trĩu nặng ân tình.

Món ngon xứ núi. Ảnh: C.N

Giao thương thuận lợi, giờ ở phố thị hầu như không thiếu món đặc sản nào của núi rừng. Nếu ngại ra chợ hay lười ghé cửa hàng, cũng có thể đặt mua hàng trực tuyến, hàng theo xe về trong ngày và được giao tận nhà. Nhưng nhận được quà tặng từ núi rừng, cảm giác vui khó tả.

Vui vì được tặng những thức quà dân dã, ngon và sạch là một lẽ, mà vui còn vì sản vật miền núi quê mình phong phú, và khấp khởi hy vọng cuộc sống người dân vùng cao sẽ ngày càng thư thả hơn từ những sản vật bản địa được nâng tầm thành sản phẩm hàng hóa, thành “đặc sản”.

Vườn cây có múi thu hút mạnh du khách

Trung bình mỗi tháng có hàng ngàn lượt du khách các tỉnh, thành tìm đến các vườn cây trái ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên tham quan, vui chơi, hít thở bầu không khí trong lành được ví như một Đà Lạt thu nhỏ. Từ đây, hàng tấn trái cây đặc sản của vùng đất này được du khách đặt mua, tạo thu nhập khá lớn cho người nông dân. Mô hình du lịch sinh thái vườn tại đây đang mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng đòi hỏi người nông dân và chính quyền địa phương phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra.

Du khách chụp hình lưu niệm tại Sol Retreat

21 thg 8, 2023

Bánh tráng kẹp đường non

Cắn miếng bánh tráng nướng kẹp với đường non nghe giòn tan, ngọt lịm, cùng với mùi thơm của gừng, đậu phụng rang hòa quyện lại... là hương vị đặc trưng của món bánh tráng nướng kẹp đường non. Đây là món ăn dân dã của người dân Quảng Ngãi.

Quê tôi ở vùng đất cát Đức Phong (Mộ Đức) với những đồi mía bạt ngàn. Hằng năm, cứ vào độ tháng 4, tháng 5 âm lịch, người dân quê tôi bước vào mùa thu hoạch mía đường. Và cứ mỗi dịp như vậy, mẹ tôi lại tranh thủ chọn những cây mía bắt mắt nhất, mọng nước nhất để làm món đường non cho chị em tôi.

Bánh tráng nướng kẹp với đường non. Ảnh: Thu Sương

Cá cút - món ngon của cư dân miền biển

Về xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), tôi được ngư dân nơi đây giới thiệu về cá cút - một loại cá thân dẹp, có thịt trắng phau như thịt gà, được xem như đặc sản, là món ăn thường dành để đãi khách quý.

Cá cút có thân dẹp giống cá lưỡi trâu, nhưng dáng không thuôn dài như lưỡi trâu, mà có hình bầu dục, nhiều thịt và mềm hơn. Cá cút có màu xám đậm, thường ẩn mình dưới cát, ở vùng biển ven bờ Quảng Ngãi. Vậy nên trong những lần vươn khơi, ngư dân chỉ đánh bắt được cá cút với số lượng hạn chế, chứ khó săn được cả đàn như các loài cá sống ở tầng nước nổi. Thành thử, mỗi khi đánh bắt được cá cút, ngư dân vẫn thường giữ lại để ăn, chứ ít khi mang đi bán.

Cá cút nướng muối ớt. Ảnh: Đông Yên