25 thg 7, 2023

Đến Quảng Ninh nhất định phải thử bún cù kỳ trứ danh

Bún cù kỳ dân dã mà lạ miệng rất được lòng du khách thập phương mỗi dịp ghé vùng đất biển Quảng Ninh xinh đẹp.

Có lẽ cái tên cù kỳ còn xa lạ với nhiều thực khách. Cù kỳ còn có nhiều tên gọi khác như con cua sấm, cua đá, con cùm cùm... Tương truyền, cù kỳ đã cắp người thì chỉ nhả ra khi nào có một tiếng sấm vang lên, do đó nó còn có tên là cua sấm. Thực tế, loài cua này khá lì lợm, sẽ dùng hai chiếc càng to khỏe cắp chặt đối phương đến khi thấy an toàn mới nhả ra.

Cù kỳ có mai màu nâu, mắt màu xanh lá. Chúng thường ăn các loại phù du, giáp xác nhỏ. Phần càng của cù kỳ khá lớn và nhiều thịt, phần thân xốp hầu như không có thịt. Thịt cù kỳ không ngọt như cua nhưng ngon hơn ghẹ, giá rẻ nên được ưa chuộng.

Con cù kỳ có phần càng to và chắc thịt. Ảnh: Hungda/Creative Commons

24 thg 7, 2023

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Từ 5-6h sáng những người dân (chủ yếu là người Thái, Khơ Mú) ở các xã Mường Ải, Hữu Kiệm và Na Ngoi đã được các hộ người Mông thuê lên rẫy để đào và "bế" gừng xuống núi. Ảnh: Khánh Ly - Thanh Nga

Chợ cá Kim Đôi...

Chợ cá làng tôi còn gọi là chợ cá Kim Đôi. Kim Đôi là tên làng ngày xưa, bây giờ là xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).

Ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà) phân loại sản phẩm sau khi đi khai thác về bờ.

Kim Đôi cũng có nghĩa là gò vàng. Cái gò vàng như mũi chân cái nhô ra màu cát vàng vốn là nơi có cửa sông chảy ra biển, gọi là Cửa Sót. Nơi đây giờ thành cảng cá Cửa Sót, cảng cá lớn nhất tỉnh được xây dựng khá khang trang gồm các dãy ki-ốt bán hàng, đại lý xăng dầu cùng một diện tích khá rộng để các loại xe đậu và người dân họp chợ cá, bán buôn rộn ràng, nhộn nhịp.

“Cổng trời” ở Châu Lăng

Đó là cách ví von của giới trẻ, khi đứng trước những chiếc cổng chùa Khmer Nam Bộ in hằn dấu tích thời gian. Ở An Giang, nơi nào đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nơi đó sẽ xuất hiện những chiếc “cổng trời” lớn nhỏ. Riêng tại xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn), nhiều “cổng trời” nổi tiếng vì độ hòa hợp với đất trời Bảy Núi.

Cổng chùa Koh Kas là địa điểm “check-in”được yêu thích nhất, là nơi đầu tiên được gắn với tên “cổng trời”. Thông thường, cổng sẽ cách chùa một quãng, đủ dài để khám phá khuôn viên quanh chùa, nhưng cũng đủ ngắn để bước chân chưa kịp mỏi. Đằng này, từ cổng, phải chạy xe hơn nửa cây số, men theo con đường dân sinh quanh co xuyên qua ruộng lúa xanh ngắt mới đến chùa.

Nhãn tím ở xứ lụa Tân Châu

Những chùm nhãn tím ngả màu đỏ trông rất bắt mắt đang được ưa chuộng trên thị trường. Vài nông dân TX. Tân Châu (tỉnh An Giang) nhanh chóng “bắt kịp xu hướng”, đưa nông sản mới lạ này đến với người tiêu dùng.

Giống nhãn này được nông dân 2 xã Tân Thạnh và Vĩnh Hòa mua từ tỉnh Đồng Tháp, Đồng Nai về, rồi nhân rộng cùng với các loại nhãn khác. Màu sắc nổi bật của nhãn tím càng trở nên ấn tượng hơn khi trồng cạnh loại nhãn có màu vàng thông thường.

Mùa “kết mật” ở Bảy Núi

Mùa này, ở Bảy Núi trăm hoa đua nở. Những chú ong thợ cần mẫn đua nhau xây tổ, tìm hoa rừng hút mật ngọt dự trữ. Tôi đã tận mắt bắt gặp những tổ ong “khủng” treo lơ lửng trên nhánh cây cổ thụ...

Anh Sớt, người dân sống lâu năm trên núi Cấm cho hay, thường loài ong mật xây tổ trên những cây cổ thụ cao, kín đáo, không có người qua lại.

Bảo tàng Gốm cổ sông Hương: nơi lưu giữ những giá trị văn hóa đặc sắc xứ Huế

Nằm trong căn nhà vườn Lan Viên cố tích (số 120 Nguyễn Phúc Nguyên, thành phố Huế), Bảo tàng Gốm cổ sông Hương của GS.TS Thái Kim Lan là một bảo tàng đặc biệt sưu tầm và trưng bày gần 5.000 hiện vật gốm cổ được trục vớt từ đáy sông Hương có niên đại từ thời thời tiền Sa Huỳnh (cách nay khoảng 2.500 – 3.000 năm). Đây cũng là bảo tàng tư nhân đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam chỉ trưng bày những hiện vật gốm cổ được tìm thấy từ một dòng sông.

22 thg 7, 2023

Về Phan Thiết, nhất định phải ghé Suối Tiên

Nếu Bình Dương có Suối Đờn, Phú Quốc có Suối Tranh, Suối Đá Bàn, Đồng Nai có Suối Mơ... thì Suối Tiên ở Phan Thiết cũng được mệnh danh là một trong những con suối đẹp nhất nước.

Nằm cách TP. Phan Thiết khoảng 16 km, Suối Tiên nằm vắt ngang con đường Huỳnh Thúc Kháng - con đường huyết mạch dẫn đến khu du lịch nổi tiếng Hàm Tiến - Mũi Né. Có du khách đã ghé đây nhiều lần, nhưng lần nào cũng có cảm giác mới lạ vì được hòa mình vào thiên nhiên trong lành và tản bộ trong dòng nước mát lạnh. Được mệnh danh là con suối có 1 không 2 Việt Nam, vì Suối Tiên chỉ là một khe nước nhỏ chảy khuất sau những đồi cát đỏ vàng, các nguồn nước mạch nhỉ trong lòng các động cát quanh năm tuôn trào tạo nên dòng suối hiền hòa, lững lờ chảy về hướng biển, lượn quanh những nhũ đất cát pha sét nhiều màu đặc trưng, chứ du khách không được tắm mình như những con suối ở các tỉnh, thành khác.

Cây cối xanh mát làm du khách không cảm thấy mệt dù đi bộ khá xa

“Săn” mây trên lòng hồ Hàm Thuận

Mây vờn trên đỉnh núi, mây vờn giữa đường đi… Nhưng thú vị nhất là mây cùng hơi nước và sương mai quyện vào nhau giữa lòng hồ Hàm Thuận vào sáng sớm để du khách có thể chạm tay vào. Cảm giác được “săn” mây giữa vùng trời Bình Thuận thật khó tả…

Thiên nhiên vốn ưu đãi cho mỗi vùng đất có đặc trưng riêng để đôi khi nét đặc trưng ấy trở thành lợi thế. Ví như trên vùng đất Bình Thuận, ở huyện Tuy Phong nắng và gió nhất tỉnh, thì cái nắng ấy giúp người dân trồng được cây nho có thương hiệu. Còn với gió thì các dự án phong điện. Ở Bắc Bình, giữa “sa mạc” cát thì có hồ Bàu Trắng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Với Tánh Linh giữa rừng núi bao la lại có Thác Bà thơ mộng… Riêng Hàm Thuận Bắc, vùng đất từ Đông Giang, La Dạ đến Đa Mi thì khí hậu lại ôn hòa ảnh hưởng thời tiết từ cao nguyên Di Linh nên nơi đây thường có mưa nhiều hơn những nơi khác. Nhất là khu vực xã Đa Mi, nhiệt độ luôn thấp hơn vùng kế cận 4 độ C nên tạo ra những điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là khách ở đô thị sau những ngày ở chốn đông người không khí ngột ngạt muốn tìm nơi yên tĩnh, không khí trong lành với núi rừng, biển hồ mênh mông sông nước thì Đa Mi là điểm đến lý tưởng…

Những đồi cát trắng ôm bờ biển xanh

Tuy Phong không chỉ nổi tiếng bởi du lịch tâm linh Chùa Hang hay bãi biển Cổ Thạch vào mùa rêu xanh, bãi đá bảy màu sắc độc đáo, cánh đồng quạt gió trải dài… mà giờ đây nhiều người biết đến những đồi cát trắng hoang sơ ôm bờ biển xanh.

Đồi cát Hòa Phú (Tuy Phong)