5 thg 10, 2022

Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”

Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ - nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.

Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo

Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.

Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".

4 thg 10, 2022

Bình Ngọc - nét hoang sơ nơi địa đầu tổ quốc

Bình Ngọc có biển, có núi, văn hóa - ẩm thực phong phú, chỉ cách trung tâm Móng Cái 10 km.


Nằm cách trung tâm Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 10 km về phía Đông, phường Bình Ngọc được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh lam thắng cảnh, có bề dày lịch sử và nền văn hoá lâu đời. Vài năm qua, địa phương trở thành điểm đến du lịch khám phá trải nghiệm bởi vẻ đẹp hoang sơ của bãi biển.

Khu di tích lịch sử mẹ Tơm

Bộ đồ nghề cắt tóc cùng những hũ sành dùng đựng gạo nuôi nhà thơ Tố Hữu và cán bộ tiền khởi nghĩa hiện còn lưu giữ ở Khu di tích lịch sử mẹ Tơm.


Di tích lịch sử cách mạng mẹ Tơm nằm trên đường liên thôn ở làng Đông Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc. Hiện dấu tích căn nhà tranh vách đất năm xưa không còn, mà được thay bằng ngôi nhà ngói ba gian khang trang trong khuôn viên rộng khoảng 500 m² với vườn cây rợp bóng mát. Theo chính quyền địa phương, hàng năm khu lưu niệm thu hút rất đông người dân, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá và du khách thập phương đến tham quan.

Nhà thờ 122 năm tuổi ở Ninh Thuận

Nhà thờ Tấn Tài là một trong những ngôi thánh đường cổ, được xây dựng vào năm 1900 ở TP Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận. Trải qua gần 122 năm xây dựng, ngôi thánh đường cổ kính này vẫn giữ được vẻ uy nghi, với lối kiến trúc độc đáo trên toàn cõi Đông Dương.

Nhà thờ Cha Cố nổi tiếng cả vùng

Trong tiết trời se lạnh của mùa Noel 2021, chúng tôi tìm về xứ đạo Công giáo Tấn Tài, ở phường Tấn Tài, TP Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận).

Mặt tiền nhà thờ cổ Tấn Tài nhân kỷ niệm 140 năm ngày thành lập giáo xứ 1882-2022. (Ảnh: Đức Cường)

Ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi bên dòng Kỳ Cùng

Chùa Thành là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng được rất nhiều du khách lựa chọn khi đến với xứ Lạng. Sự cổ kính và những câu chuyện về lịch sử ngôi chùa được gìn giữ qua hàng trăm năm, tạo thành sức hút đặc biệt cho điểm đến này.

Chùa Thành nằm ven sông Kỳ Cùng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Được xây dựng vào thế kỷ thứ 15 dưới thời Lê Sơ, ngôi chùa có tên gọi là Hương Lâm Tự, sau đổi tên là Diên Khánh tự rồi Tuần Khánh Tự. Đến năm 1796, ngôi chùa được dời về vị trí hiện nay (cách vị trí cũ khoảng 200 m) và một lần nữa mang tên Diên Khánh Tự. Dù vậy, người dân nơi đây vẫn biết đến cái tên giản dị "chùa Thành", bởi chùa nằm ngay cạnh ngôi thành cổ.

Chùa Thành là một tổng thể kiến trúc xây dựng theo kiểu “Nội công ngoại quốc”.

3 thg 10, 2022

Cà xỉu muối - đặc sản Hà Tiên

Món ăn đặc biệt của vùng đất Hà Tiên là sự kết hợp hài hòa của các loại gia vị và thịt cà xỉu giòn béo.

Thành phố Hà Tiên nổi tiếng với ẩm thực đa dạng, mang đậm nét văn hóa Việt - Hoa - Khmer. Trong đó, món cà xỉu muối được xem là đặc sản trứ danh, gây ấn tượng từ tên gọi đến hương vị.

Con cà xỉu có hình dáng như hai mảnh chem chép ghép lại và thêm chiếc râu dài. Ảnh: Hà Lâm

Chùa Cam Lộ ở tỉnh Quảng Trị có bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam

Trải qua bao cuộc bể dâu, chùa Cam Lộ tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) được tu bổ, xây dựng khang trang nhờ công đức phát nguyện của phật tử. Ngôi chùa này đã được xác lập kỷ lục có Bảo tháp thờ Phật và Xá lợi Phật cao nhất Việt Nam.

Tiếng chuông chùa mang thiện lành đến dân gian

Chùa Cam Lộ toạ lạc ở thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Chốn thiền linh này đã trở thành nơi lui tới quen thuộc của hàng ngàn phật tử cùng nhân dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị. Đến với với ngôi Đại hùng Bảo điện uy nghi và linh thiêng này, ai nấy đều cảm thấy thanh thản, bình yên.

Toàn cảnh chùa Cam Lộ - ngôi chùa được cho là linh thiêng, nhiều người chiêm bái tọa lạc tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Ngọc Vũ.

Có phải vua Quang Trung đổi tên Nghệ An thành Nghĩa An?


Nghệ An là mảnh đất gắn bó mật thiết với nhà Tây Sơn nói chung và Hoàng đế Quang Trung nói riêng. Đây chính là nơi có vị trí địa chính trị quan trọng mang tầm chiến lược, chính vì vậy Vua Quang Trung đã chọn Yên Trường – Dũng Quyết tại Nghệ An để xây dựng kinh đô của triều đại mới với tên gọi Phượng Hoàng Trung Đô, còn tên trấn vẫn giữ nguyên là Nghệ An mà không hề thay đổi. Tuy nhiên, một số bộ địa chí lớn của triều Nguyễn cho rằng dưới thời Tây Sơn, tên gọi “Nghệ An” đã được đổi thành “Nghĩa An”.

Quan trấn thủ Nguyễn văn Thận và La Sơn phu tử với việc xây dựng Phượng Hoàng trung đô


Kinh đô là nơi trọng yếu của đất nước, giao điểm hội tụ của 4 phương, vị trí trung tâm để dễ bề chế ngự trong – ngoài, điều động Bắc – Nam, lại tiện về công – thủ, nên việc lựa chọn mảnh đất tốt để đóng đô luôn là việc làm đầu tiên của bậc minh quân thánh đế.

Dân tộc ta từ khi dựng nước, trải bao triều đại đến nay đã có nhiều mảnh đất đã từng là nơi đóng đô nổi tiếng: Phong Châu từ thời các Vua Hùng dựng nước, Thăng Long là kinh đô của 3 triều đại lớn và kéo dài liên tục gần 800 năm; hay kinh đô Phú Xuân nay là cố đô Huế hiền hoà thơ mộng…

Huyền thoại đa làng

Có một cái gì đó thôi thúc tôi viết về “những hồn quê linh thiêng” của làng quê tôi, nơi tôi được sinh ra và lớn lên, đã từng chứng kiến, đã “sống” với “những hồn quê” đó. Bởi tôi nghĩ, nếu không ghi lại , “những hồn quê” đó sẽ ngày càng mai một , dần xa trong trí nhớ những người con của làng…

Thế là tôi bắt đầu chuyện về cây đa làng tôi.

Ngày trước, Vĩnh Tuy quê tôi là một làng quê thanh bình, thơ mộng, được xem là làng quê mang nhiều nét đặc trưng của hồn quê Việt Nam, với “cây đa, bến nước, sân đình” mà trong ký ức tuổi thơ của tôi, mỗi chiều về tiếng chuông chùa Văn Sơn thong thả buông ngân như được cất lên từ mái đình cong cong, từ những chiếc lá của cây đa làng sừng sững nằm cách ngôi chùa không xa… Thế mà, những “vật thể hồn quê” ấy, theo thăng trầm của thời gian, lần lượt cùng nhau đi vào dĩ vãng xa xăm đã hàng thập kỉ, như chưa bao giờ đã tồn tại trên mảnh đất làng Vĩnh thân yêu của tôi.

Cây đa làng Trụ Thạch (Lý Thành, Yên Thành). Ảnh minh hoạ, tư liệu Báo Nghệ An.