4 thg 8, 2021

Có một họa sĩ đã từng làm vua

Nhiều người biết vua Hàm Nghi (1871 - 1944) là vị vua chống Pháp đã bị bắt lưu đày biệt xứ tận Algerie, nhưng rất ít người biết đến họa sĩ Tử Xuân đã từng triển lãm ba lần ở Paris, Pháp. Họa sĩ Tử Xuân chính là Hàm Nghi hoàng đế.

Bức tranh sơn dầu "Không đề" của họa sĩ Tử Xuân (vua Hàm Nghi) vẽ năm 1900

Câu chuyện thú vị và cảm động về một họa sĩ Việt từng làm vua đã được thảo luận sôi nổi tại cuộc hội thảo "Hàm Nghi - vị vua lưu đày, nghệ sĩ tạo hình Tử Xuân ở Alger" do Hội Nghiên cứu và phát triển di sản văn hóa Huế và Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Việt Nam tại Huế tổ chức ngày 3-8 tại thành phố Huế, đúng 150 năm ngày sinh của nhà vua.

Kiếm lệnh của vua Hàm Nghi

Ở bản Ban, xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La hiện nay nhiều người dân vẫn kể về câu chuyện của gia đình ông Cầm Oai.

“Vua Thái” Cầm Oai - Ảnh tư liệu

Mọi người vẫn quen gọi ông là “vua Thái” với nhiều truyền thuyết gắn với ông.

“Vua Thái” nguyên là quan đạo binh, nhận chức từ người cha là Cầm Văn Thanh. Ông Cầm Văn Thanh chính là người đã được ông Tôn Thất Thuyết (thay mặt vua Hàm Nghi) trao cho thanh kiếm gọi là kiếm lệnh để cai quản quân đội của 12 châu người Thái xứ Tây Bắc.

“Vua Thái” Cầm Oai có một người con trai là Cầm Văn Dung (Cầm Dung) bị kết án khổ sai vì tội đầu độc công sứ Sơn La Saint Poulot (thường gọi là Xanh Pu Lốp).

Ông Cầm Dung bị giam ở nhà tù Hỏa Lò và là người tham gia tổ chức, thực hiện cuộc vượt ngục “thăng thiên độn thổ” ngày 11-3-1945.

Gà nướng chấm muối cheo Quảng Bình

Da gà giòn, thơm mùi khói, đậm vị hơn khi chấm cùng đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đến Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách có thể dễ dàng bắt gặp món gà nướng trong bất kỳ nhà hàng, quán ăn nào. Không hiểu từ khi nào, gà nướng chấm với đặc sản muối cheo của người dân Phong Nha trở thành món mời khách đến với xứ hang động, làm no bụng người phương xa sau những hành trình mạo hiểm.

Gà nướng được ép dẹt, không tẩm thêm gia vị, khi ăn thơm vị khói và thịt. Ảnh: Trung Nghĩa

2 thg 8, 2021

Liên Thành, dấu xưa còn đó...


Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh trong bài viết “Tỉnh thành Hà Tĩnh” đăng trên Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh số 116, tháng 3/2008 đã viết: “Tháng mười năm Tân Mão, Minh Mệnh thứ 12 (1831), nhà vua chuẩn cho bỏ trấn, chia đặt các tỉnh. Lấy hai phủ Hà Hoa, Đức Thọ gồm sáu huyện: Thạch Hà, Kỳ Hoa, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, La Sơn lập thành tỉnh mới Hà Tĩnh. Trong buổi sơ thiết, tỉnh đường tạm đặt tại xã Đại Nài, phủ Hà Hoa. Vào tháng Giêng năm Quý Tỵ (1833), tỉnh thành mới được khởi công xây đắp”. Sách Đại Nam thực lục chính biên - Đệ nhị kỷ ghi: “Tổng đốc, tuần phủ cùng với giám thành chọn được xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà địa thế cao ráo, rộng rãi, đằng trước có núi Cảm Sơn, lại có một dải sông dài chảy quanh phía trước, vòng sang bên tả, trên nối với sông Nại Giang, dưới chảy ra Cửa Sót. Đó là một khu đất đẹp. Họ bèn xin đóng tỉnh thành ở đây…”.

Mùa măng tầm vông

Thường xuất hiện vào mùa mưa, măng tầm vông mang đến cho người dân xứ núi bữa ăn đa dạng, phong phú hơn. Măng tầm vông còn giúp nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer có thêm thu nhập từ việc bán măng cho du khách.

Cây trồng đặc biệt

Từ bao đời nay, cây tầm vông đã gắn liền với đời sống người dân huyện miền núi Tri Tôn nói chung, đồng bào DTTS Khmer nói riêng. Loại cây trồng này không những giúp cho nhiều gia đình có thêm nguồn thu nhập từ việc canh tác, mà còn tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương thông qua việc uốn cây.

Tầm vông là loại cây khá đặc biệt, dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu thấp. Càng đặc biệt hơn, khi cây trồng này không cần tưới nhiều nước, lại chịu hạn rất tốt, cho dù điều kiện thời tiết có khô hạn đến đâu cây tầm vông cũng sống và phát triển được. Do đó, loại cây trồng này rất thích hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng như huyện miền núi Tri Tôn. Cây tầm vông tập trung nhiều ở xã Lương Phi và thị trấn Ba Chúc, đồng thời xuất hiện rải rác ở các địa phương, như: Lê Trì, Ô Lâm, Cô Tô...

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Quang cảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc. Ảnh: Hương Mai

Nằm tại ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Hộ Quốc hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc được xây dựng nào năm 2011 và khánh thành vào năm 2012.

Những câu chuyện truyền thuyết thú vị về núi Đôi Quản Bạ ở Hà Giang

Du khách khi đến với Hà Giang thường dừng lại trên đường vào huyện Quản Bạ, ngắm nhìn tòa thiên nhiên căng tròn phía xa với ánh mắt trầm trồ.


Sở dĩ người dân nơi đây gọi là núi Đôi bởi vì hai quả núi gần như bằng nhau được xếp song song. Và mỗi mùa, gò bồng đảo của thiên nhiên ấy lại được tô điểm màu sắc khác nhau và du khách khi có dịp ghé chân vào thời gian nào cũng có những trải nghiệm thú vị.

Núi Đôi gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết được đồng bào các dân tộc nơi đây lưu truyền từ đời này sang đời khác. Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi.

Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

Cánh đồng dứa tuyệt đẹp ở Ninh Bình

Cánh đồng dứa thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) nằm ở gần Hà Nội nên khá dễ dàng di chuyển, khung cảnh lại nên thơ thu hút rất nhiều bạn trẻ ghé đến.

31 thg 7, 2021

Ca khúc "Về Đồng Nai"

Ca khúc Về Đồng Nai được nhạc sĩ Xuân Hồng sáng tác năm 1984 và trong nhiều năm từ giữa thập niên 1980 được phát thường xuyên trên đài phát thanh Đồng Nai (hồi đó chưa có truyền hình Đồng Nai, và nghe hát chủ yếu qua loa phường). Thường xuyên đến mức tưởng như nhạc hiệu của đài. 

Khách quan mà nói, đây chưa phải là một ca khúc xuất sắc của nhạc sĩ Xuân Hồng, nhưng được nghe thường xuyên và lời ca êm dịu, tha thiết nên tui vẫn nhớ hoài và ghi lại kỷ niệm một thời.


Mùa mưa hái nấm trong rừng thông Đà Lạt

Dưới những tán thông xanh mát, từng cụm nấm gan bò, trứng gà, kaki vàng, san hô... mọc trên đất chờ người đi rừng thu hoạch.

Mùa mưa Đà Lạt kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 hàng năm, đây cũng là mùa của nấm rừng sinh sôi sau những cơn mưa dầm. Dịp này như một thói quen của nhiều cư dân phố núi, mọi người vào rừng thông hái nấm về chế biến đủ món ngon bình dị. Du khách có thể liên hệ với những người chuyên đi rừng tại Đà Lạt nếu muốn tham gia hoạt động này.

Người hái nấm thường vào rừng thông lúc sáng sớm, khi nắng vừa lên, thời tiết cũng ấm dần không quá buốt. Mỗi rừng thông ở Đà Lạt đều có nấm mọc tùy số lượng ít hay nhiều, những khu vực như rừng thông hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, rừng Xuân Thọ... được biết đến là nơi nhờ có nhiều loại nấm rừng thơm ngon.

Nấm san hô dễ nhận diện vì hình dáng và màu sắc không khác gì cây san hô đá.